Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011
Qui định hiện hành về giải quyết khiếu nại
TP. Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường chất lượng thụ lý, giải quyết lần đầu các vụ khiếu nại, tranh chấp đất đai, đảm bảo đúng thời hạn giải quyết vụ việc. Trong quyết định giải quyết, UBND các quận, huyện, thị xã qui định quyền của người có đơn được khiếu nại tiếp tới UBND TP hoặc khởi kiện tại Toà án.
UBND TP cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan tăng cường công tác tiếp công dân, nâng cao chất lượng quản lý hồ sơ, việc thụ lý, giải quyết các vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ các qui định của pháp luật.
Năm 1998, Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội thông qua với những quy định phù hợp hơn với quá trình đổi mới. Theo Luật này, trường hợp phổ biến là được khiếu nại hành chính 2 lần, lần đầu là khiếu nại trực tiếp lên cơ quan ban hành quyết định hành chính và lần thứ hai khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc khởi kiện ra toà án.
Qui định hiện hành về giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý đất đai:
1. Các quyết định hành chính của UBND cấp nào mà bị khiếu nại thì UBND cấp đó có trách nhiệm giải quyết lần đầu.
2. Khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của UBND cấp huyện thì có quyền lựa chọn hoặc khởi kiện ra toà án hành chính hoặc tiếp tục khiếu nại lên UBND cấp tỉnh để được giải quyết.
3. Khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện ra toà án hành chính mà không được tiếp tục khiếu nại lên các cơ quan Trung ương.
Do tình trạng chất lượng giải quyết khiếu nại lần cuối cùng của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh không cao nên Quốc hội đã quyết định sửa đổi, bổ sung Luật này vào năm 2004 tập trung vào cơ chế giải quyết tiếp tục các quyết định giải quyết cuối cùng mà có biểu hiện vi phạm pháp luật và các khiếu nại phức tạp có liên quan tới nhiều Bộ, ngành, nhiều địa phương. Luật này lại được sửa đổi, bổ sung lần nữa vào năm 2005 cho phù hợp với yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, trong đó nội dung chính là:
- Không sử dụng thuật ngữ quyết định giải quyết cuối cùng của cơ quan hành chính buộc phải thi hành mà gọi là quyết định giải quyết lần thứ hai, người khiếu nại có quyền tiếp tục khởi kiện ra Toà án hành chính;
- Có quy định cụ thể về kỷ luật đối với người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại nhưng không giải quyết hoặc giải quyết muộn hơn thời hạn theo quy định;
- Cụ thể hoá một số nội dung của quá trình giải quyết, nội dung của quyết định giải quyết;
- Cho phép người khiếu nại sử dụng trợ giúp pháp lý của luật sư.
Những đổi mới như vậy bảo đảm tính phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế về quyền cơ bản của công dân.
Như trên đã nói, khiếu kiện của dân về đất đai trong vài năm nay đã chiếm tỷ lệ trên 70% tổng khiếu kiện của dân. Như vậy, việc giải quyết khiếu kiện về đất đai cần được đổi mới ít nhất là cùng nhịp với sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo vào năm 2005. Thực tế lại không như vậy. Quy định về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trong Luật Đất đai 2003 lại bị bó lại với tinh thần: (1) Trung ương không giải quyết để tránh khiếu kiện của dân đối với đất đai đổ về Trung ương, tăng cường trách nhiệm giải quyết cho địa phương;
(2) tăng cường trách nhiệm giải quyết cuối cùng cho toà án nhân dân.
Sự thực, cách tốt nhất để khiếu kiện của dân về đất đai không tràn lên Trung ương là phải giao cho một cơ quan trung ương đối mặt với sự việc, tham gia vào giải quyết. Người dân không tin vào chất lượng của địa phương, người dân đang cần tới sự công tâm của Trung ương, Trung ương không thể bỏ mặc. Một lần nữa chúng ta lại thấy: "Cấm" không phải là cách đúng để điều không mong muốn sẽ không xẩy ra.
UBND TP cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan tăng cường công tác tiếp công dân, nâng cao chất lượng quản lý hồ sơ, việc thụ lý, giải quyết các vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ các qui định của pháp luật.
Năm 1998, Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội thông qua với những quy định phù hợp hơn với quá trình đổi mới. Theo Luật này, trường hợp phổ biến là được khiếu nại hành chính 2 lần, lần đầu là khiếu nại trực tiếp lên cơ quan ban hành quyết định hành chính và lần thứ hai khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc khởi kiện ra toà án.
Qui định hiện hành về giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý đất đai:
1. Các quyết định hành chính của UBND cấp nào mà bị khiếu nại thì UBND cấp đó có trách nhiệm giải quyết lần đầu.
2. Khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của UBND cấp huyện thì có quyền lựa chọn hoặc khởi kiện ra toà án hành chính hoặc tiếp tục khiếu nại lên UBND cấp tỉnh để được giải quyết.
3. Khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện ra toà án hành chính mà không được tiếp tục khiếu nại lên các cơ quan Trung ương.
Do tình trạng chất lượng giải quyết khiếu nại lần cuối cùng của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh không cao nên Quốc hội đã quyết định sửa đổi, bổ sung Luật này vào năm 2004 tập trung vào cơ chế giải quyết tiếp tục các quyết định giải quyết cuối cùng mà có biểu hiện vi phạm pháp luật và các khiếu nại phức tạp có liên quan tới nhiều Bộ, ngành, nhiều địa phương. Luật này lại được sửa đổi, bổ sung lần nữa vào năm 2005 cho phù hợp với yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, trong đó nội dung chính là:
- Không sử dụng thuật ngữ quyết định giải quyết cuối cùng của cơ quan hành chính buộc phải thi hành mà gọi là quyết định giải quyết lần thứ hai, người khiếu nại có quyền tiếp tục khởi kiện ra Toà án hành chính;
- Có quy định cụ thể về kỷ luật đối với người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại nhưng không giải quyết hoặc giải quyết muộn hơn thời hạn theo quy định;
- Cụ thể hoá một số nội dung của quá trình giải quyết, nội dung của quyết định giải quyết;
- Cho phép người khiếu nại sử dụng trợ giúp pháp lý của luật sư.
Những đổi mới như vậy bảo đảm tính phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế về quyền cơ bản của công dân.
Như trên đã nói, khiếu kiện của dân về đất đai trong vài năm nay đã chiếm tỷ lệ trên 70% tổng khiếu kiện của dân. Như vậy, việc giải quyết khiếu kiện về đất đai cần được đổi mới ít nhất là cùng nhịp với sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo vào năm 2005. Thực tế lại không như vậy. Quy định về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trong Luật Đất đai 2003 lại bị bó lại với tinh thần: (1) Trung ương không giải quyết để tránh khiếu kiện của dân đối với đất đai đổ về Trung ương, tăng cường trách nhiệm giải quyết cho địa phương;
(2) tăng cường trách nhiệm giải quyết cuối cùng cho toà án nhân dân.
Sự thực, cách tốt nhất để khiếu kiện của dân về đất đai không tràn lên Trung ương là phải giao cho một cơ quan trung ương đối mặt với sự việc, tham gia vào giải quyết. Người dân không tin vào chất lượng của địa phương, người dân đang cần tới sự công tâm của Trung ương, Trung ương không thể bỏ mặc. Một lần nữa chúng ta lại thấy: "Cấm" không phải là cách đúng để điều không mong muốn sẽ không xẩy ra.
Năm 2012, Quốc hội giám sát khiếu kiện về đất đai
TTO - Sáng nay (11-11), với đa số phiếu đồng ý, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012.
Theo đó, tại kỳ họp thứ ba (khai mạc tháng 5-2012), Quốc hội sẽ thực hiện giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai trong lĩnh vực hành chính.
Nghị quyết nêu rõ: căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội xây dựng, triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình; các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội căn cứ điều kiện và tình hình thực tế, chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng chương trình, phối hợp và tiến hành hoạt động giám sát, báo cáo kết quả theo quy định của pháp luật.
Quốc hội giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát; chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả giải quyết các kiến nghị giám sát, tổng hợp và báo cáo kết quả việc thực hiện chương trình giám sát tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội.
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
Xử nghiêm công an “sách nhiễu“ người dân
Bộ trưởng Công an vừa ban hành Chỉ thị số 13 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm chống người thi hành công vụ…
Phải giải quyết kịp thời khiếu kiện của người dân
Theo đánh giá của Bộ Công an, tội phạm chống người thi hành công vụ không chỉ xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ mà còn thể hiện thái độ coi thường kỷ cương phép nước của người vi phạm, gây mất trật tự xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
Lãnh đạo Bộ này đã yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ coi việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vụ chống người thi hành công vụ là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự (ANTT).
Phải giải quyết kịp thời khiếu kiện của người dân
Theo đánh giá của Bộ Công an, tội phạm chống người thi hành công vụ không chỉ xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ mà còn thể hiện thái độ coi thường kỷ cương phép nước của người vi phạm, gây mất trật tự xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
Lãnh đạo Bộ này đã yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ coi việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vụ chống người thi hành công vụ là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự (ANTT).
Ngoài ra, phải tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, vũ
trang, ngăn chặn và đấu tranh, xử lý có hiệu quả tội phạm và các vi
phạm pháp luật khác về chống người thi hành công vụ.
Công an các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp với
các cơ quan chức năng rà soát, phân loại các vụ khiếu kiện của người
dân, tham mưu đề xuất kế hoạch, biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm
theo quy định của pháp luật, không để khiếu kiện kéo dài gây phức tạp về
ANTT.
Xử nghiêm hành vi gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm phải tăng cường triển khai các biện pháp, nắm chắc tình hình, rà soát các đối tượng có biểu hiện thiếu ý thức chấp hành pháp luật và có nguy cơ cao về chống người thi hành công vụ, chú ý các đối tượng lưu manh, côn đồ hung hãn, tụ tập càn quấy, có biểu hiện coi thường pháp luật, các đối tượng chuyên kích động, lôi kéo các phần tử xấu gây rối; các hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép… để có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp.
Thực tế, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng chống người thi hành công vụ gia tăng trong thời gian gần đây là thái độ quan liêu và hành vi trái pháp luật của một bộ phận cán bộ “nhân danh pháp luật”.
Xử nghiêm hành vi gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm phải tăng cường triển khai các biện pháp, nắm chắc tình hình, rà soát các đối tượng có biểu hiện thiếu ý thức chấp hành pháp luật và có nguy cơ cao về chống người thi hành công vụ, chú ý các đối tượng lưu manh, côn đồ hung hãn, tụ tập càn quấy, có biểu hiện coi thường pháp luật, các đối tượng chuyên kích động, lôi kéo các phần tử xấu gây rối; các hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép… để có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp.
Thực tế, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng chống người thi hành công vụ gia tăng trong thời gian gần đây là thái độ quan liêu và hành vi trái pháp luật của một bộ phận cán bộ “nhân danh pháp luật”.
Bộ trưởng Trần Đại Quang đã yêu cầu Công an các địa
phương coi trọng và tập trung chấn chỉnh về thái độ, phong cách ứng xử
khi tiếp xúc với nhân dân, thể hiện sự tôn trọng nhân dân; khéo léo,
linh hoạt trong xử lý các tình huống thực tiễn, tranh thủ được sự ủng hộ
của nhân dân. Đồng thời, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công tác, tăng
cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu
cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, sai phạm về tác phong, điều
lệnh…
Bộ Công an cũng lưu ý Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất Bộ có kế hoạch tổ chức các tổ công tác đặc biệt triển khai các biện pháp thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, chiến sĩ sai phạm trong thi hành công vụ, tạo chuyển biến thực sự rõ rệt trong việc chấp hành kỷ luật công tác, kiên quyết chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công vụ…
Bộ Công an cũng lưu ý Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất Bộ có kế hoạch tổ chức các tổ công tác đặc biệt triển khai các biện pháp thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, chiến sĩ sai phạm trong thi hành công vụ, tạo chuyển biến thực sự rõ rệt trong việc chấp hành kỷ luật công tác, kiên quyết chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công vụ…
Đông Quang
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011
khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật Đất đai.
Xí nghiệp Đo đạc bản đồ số 1 lập tháng 4-2008 và báo cáo kinh tế kỹ
thuật do UBND huyện Thanh Trì phê duyệt tại Quyết định 2244/QĐ-UBND ngày
28-9-2009 thì đất tại vị trí đề nghị thu hồi là đất thổ cư. Đất của chúng tôi được công nhận sử dụng ổn định trước 15/10/1993, thời
điểm bắt đầu sử dụng không vi phạm quy hoạch, ranh giới rõ ràng, được
thể hiện là đất “Thổ cư” trên bản đồ năm 1994 nên đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở đối với các hộ gia đình .
Điều 25, Nghị định 88/2009/NĐ-CP
- Về
nguyên tắc, quyết định cấp sổ đỏ là một quyết định hành chính nên sau
khi ban hành, quyết định này có thể bị khiếu nại. Cơ quan ban hành phải
thu hồi quyết định nếu quá trình giải quyết khiếu nại phát hiện ra quyết
định đó có sai sót, kể cả trường hợp sai sót được phát hiện sau khi ra
quyết định.
Tại
Điều 25, Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thì khi cơ quan chức năng, cơ quan cấp sổ đỏ hoặc công dân phát
hiện ra giấy chứng nhận đã bị cấp sai thì cơ quan cấp sổ đỏ đều phải có
trách nhiệm kiểm tra, nếu kết luận hoặc phản ánh đó là đúng thì phải thu
hồi giấy chứng nhận đã cấp. Hồ
sơ cấp sổ đỏ có bản hợp đồng trái pháp luật thì việc cấp sổ đỏ là sai,
chỉ có điều là sau khi cấp sổ đỏ thì sai sót này mới được phát hiện.
Khoản 3, Điều 25, Nghị định 88/2009/NĐ-CP cũng quy định, trường hợp cấp
sổ đỏ sai thì cơ quan cấp sổ đỏ đó phải thu hồi mà không cần đến quyết
định của Tòa án. Theo Điều 42, Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì chỉ đợi
quyết định của Tòa mới thu hồi sổ đỏ trong những trường hợp cấp sổ đỏ
cho người sử dụng đất ổn định được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Vì thế, việc UBND huyện yêu ra điều kiện như trên là không đúng.
Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011
Chủ tịch xã Tân Triều nói về vụ “xây biệt thự trên đất công”
Xuất bản: Thứ hai, 8/8/2011, 15:08 [GMT+7]
Theo Pháp luật Việt Nam
Biệt thự của ông Nhị được xây dựng trên phần đất do UBND xã Tân Triều quản lý. |
Hàng loạt biên bản vi phạm hành chính vi phạm đất đai được lập ra, nhưng chính quyền xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) dường như bất lực trước tốc độ xây dựng nhà ở trên đất công diễn ra suốt thời gian qua.
Theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính (về hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà ở…) đối với ông Triệu Quang Nhị (quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND xã Tân Triều Nguyễn Duy Tuấn, ký), thể hiện, ông Nhị bị xã này xử phạt hai triệu đồng.
Biên bản vi phạm hành chính được lập ra trước đó, cho thấy, ông Nhị đã tự ý san lấp đất và xây dựng trên đất công với diện tích 270m2.
Hiện tại, một phần trên diện tích đất này đã được ông Nhị xây biệt thự, kín cổng, cao tường.
Bà Triệu Thị Nhung, một hộ dân ở đây cũng bị lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật đất đai khi gia đình này “tự ý dựng lều lán trên đất nông nghiệp do UBND xã quản lý”.
Trong một diễn biến khác, người dân tại Tân Triều cũng đã làm đơn phản ánh cách làm thiếu nhất quán của của chính quyền sở tại. Theo người dân tại đây cho biết, từ năm 1985, một số hộ khác đã khai hoang một phần ao Trưởng Tâu ở Xóm Lẻ, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều để thả rau muống. Đến cuối năm 1995, hàng chục hộ dân ở đây mua đất san lấp làm đường và làm nhà ở trên đất ao Trưởng Tâu. Lãnh đạo xã Tân Triều có biết nhưng không có ý kiến gì về việc này.
Từ năm 1985 đến năm 2009, có gia đình đã xây nhà kiên cố 4- 5 tầng, thậm chí có hộ gia đình xây cả biệt thự trên diện tích nguyên là đất ao này. Hơn 20 năm sinh sống, 43 hộ dân không có tranh chấp kiện cáo…
Tuy nhiên, cuối năm 2009, UBND xã Tân Triều ra thông báo thu hồi đất ở của một số hộ gia đình tại đây.
Theo thông báo của UBND huyện Thanh Trì, việc thu hồi đất tại xã Tân Triều nhằm thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư giải phóng mặt bằng dự án cản tạo, nâng cấp đường xã Tân Triều.
Người dân cho hay, chính sách thu hồi của xã này “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, khi chỉ có 27 hộ dân bị thu hồi đất trong tổng số 43 hộ đang sử dụng đất tại ao Trưởng Tâu.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao biệt thự xây dựng trên đất công vẫn được tồn tại, và chính sách đền bù lại có sự nhất quán như việc đang diễn ra ở Tân Triều?
Tác giả: P.V
Giải mã những lời nói của ông Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang, sau khi được cử tri bầu làm Đại Biểu Quốc Hội và được Quốc Hội bầu làm Chủ tịch nước, sáng nay, ngày 10/08/2011 ông có buổi tiếp xúc trở lại với cử tri Quận 1 TP Hồ Chí Minh, nơi ông đã ra ứng cử. Và ông đã nói với các cử tri rằng: “Có hai gạch đầu dòng tôi không quên được. Một là các đại biểu trúng cử hứa gì với dân. Hai là người dân muốn gì với Nhà nước và với đại biểu Quốc hội, thì những người đã trúng cử chắc chắn rằng sẽ ghi nhớ và làm cho kỳ được”.
“Một là các đại biểu trúng cử hứa gì với dân”
“Còn tình trạng tham nhũng và lãng phí sẽ cố gắng hết sức tạo sự chuyển biến đáp ứng nguyện vọng của nhân dân”.
“Một là các đại biểu trúng cử hứa gì với dân”
“Còn tình trạng tham nhũng và lãng phí sẽ cố gắng hết sức tạo sự chuyển biến đáp ứng nguyện vọng của nhân dân”.
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011
Cán bộ địa chính nhận hối lộ, môi giới làm sổ đỏ
Cán bộ địa chính nhận hối lộ, môi giới làm sổ đỏ
Tags: Tân Triều, Hà Nội, quyền sử dụng đất, Huyện Thanh Trì, giấy chứng nhận, Công an huyện, gia đình, địa chính, cán bộ, Sổ đỏ, hối lộ, môi giới, triệu, đồng
21h15 ngày 19/12, CA huyện Thanh Trì đã ập vào nhà Trịnh Hải Hưng (SN 1974, là cán bộ địa chính xã Tân Triều) khi đối tượng này đang nhận 20 triệu đồng của bà Nguyễn Thị Nhã (ở phố Nguyễn Văn Thái, quận Thanh Xuân). Kèm theo số tiền là toàn bộ hồ sơ bà Nhã xin chuyển quyền sử dụng đất ở mà bà Nhã đã mua đất của anh Đào Văn Huấn, ở thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Khám xét nhà ở của Hưng, công an huyện thu 1 máy vi tính, 1 ổ cứng ; khám xét phòng làm việc ở UBND xã Tân Triều phát hiện 98 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2002 đến 2005 (đất thổ cư) và 20 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng chưa trả cho các chủ sử dụng; 15 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình trong xã. Qua xác minh những người có liên quan, bước đầu công an huyện được biết 3 người là Đỗ Thị Vinh, Lưu Thị Mai, ở thôn Yên Xá, xã Tân Triều và bà Nguyễn Thị Nhã, ở Thanh Xuân đã cùng nhau mua mảnh đất của anh Huấn với tổng số 613,6 triệu đồng. Sau khi mua bán xong, ba gia đình trên đã đề nghị anh Huấn tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng cho mỗi gia đình. Anh Huấn gặp Hưng trao đổi và yêu cầu 3 gia đình trên phải nộp cho Hưng số tiền quyền sử dụng đất và thuế trước bạ của ba hộ gia đình với diện tích 210 m2 là 157 triệu đồng. Thực tế chỉ hết 22 triệu đồng. 3 gia đình trên đã nộp cho Huấn 100 triệu đồng. Huấn đề nghị 3 gia đình phải nộp đủ 157 triệu đồng như đã thoả thuận và đề nghị đưa 22 triệu đồng do phát sinh (nếu không đưa sẽ xé giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Hiện Công an huyện Thanh Trì đã bắt giữ Hưng và Huấn để điều tra, làm rõ. LH | ||
Việt Báo (Theo_DanTri) |
Vì sao khiếu kiện kéo dài
Vì sao khiếu kiện kéo dài ? & nbsp ;
Theo www.hanoimoi.com.vn - 1 năm trước
Dự án cải tạo, nâng cấp đường xã Tân Triều (Thanh Trì)
Vì sao khiếu kiện kéo dài?
20/04/2010 08:00
(HNM) - Trong đơn gửi Báo Hànộimới, 30 hộ dân ở xóm Đỗi, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì phản ánh: "Chúng tôi rất vui mừng, ủng hộ dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường thôn Triều Khúc, đoạn từ UBND xã Tân Triều đến đường Chiến Thắng, thế nhưng việc đền bù, GPMB cho các hộ dân ở đây không hợp lý và không công bằng…".
(HNM) - Trong đơn gửi Báo Hànộimới, 30 hộ dân ở xóm Đỗi, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì phản ánh: "Chúng tôi rất vui mừng, ủng hộ dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường thôn Triều Khúc, đoạn từ UBND xã Tân Triều đến đường Chiến Thắng, thế nhưng việc đền bù, GPMB cho các hộ dân ở đây không hợp lý và không công bằng…". Ngày 27-5-2008, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 2065 thu hồi 10.668m2 đất tại xã Tân Triều, giao cho UBND huyện Thanh Trì thực hiện dự án cải tạo nâng cấp đường Tân Triều. Sau quá trình điều tra, xác minh nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, UBND huyện Thanh Trì đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thành 3 đợt cho một số tập thể và 59 hộ dân đang sử dụng đất, tài sản nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng (GPMB), với tổng số tiền là 27,325 tỷ đồng. Có 22 hộ được bố trí 989,6m2 đất tái định cư (TĐC) và chủ đầu tư đã phối hợp với UBND xã Tân Triều tổ chức các đợt chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 18/59 hộ không nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng. Ông Nguyễn Duy Cảnh là một trong số các hộ dân phải GPMB cho rằng: Việc bồi thường, đền bù không công bằng, không hợp lý. Gia đình bà Ất thu hồi 30m2, nhà cấp 4 là đất lấn chiếm, được đền bù 40m2 đất TĐC. Trong khi cùng loại đất đó, 5 hộ gia đình khác bị thu hồi toàn bộ nhà đất, thì không có đất TĐC. Trường hợp gia đình bà Dung thu hồi 14m2, trong đó có 11,6m2 đất lấn chiếm được đền bù 263 triệu đồng; nhưng gia đình tôi bị thu hồi 23m2 chỉ được hỗ trợ 6,2 triệu đồng.
59 hộ dân nằm trong chỉ giới GPMB để mở rộng đường Triều Khúc. |
Về vấn đề này, Ban bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện Thanh Trì lý giải: Việc bồi thường, hỗ trợ đền bù đều căn cứ vào xác nhận của UBND xã Tân Triều về nguồn gốc sử dụng đất và quy định tại Quyết định số 18 ngày 29-9-2008 của UBND TP Hà Nội. Theo đó, 6 hộ nêu trên đều là đất chuyên dùng, do UBND xã quản lý; có hộ đã mua đi, bán lại không qua chính quyền địa phương, khi sử dụng và xây dựng đã bị UBND xã xử lý vi phạm. Do vậy, các hộ không được bồi thường, hỗ trợ về đất, công trình, chỉ được hỗ trợ 10% chi phí di chuyển. Trường hợp các hộ không còn chỗ ở nào khác, thì được xem xét bố trí đất TĐC. Tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC, duy nhất hộ bà Ất có đơn, có xác nhận không còn chỗ ở nào khác. Đối với trường hợp gia đình bà Dung, theo xác nhận của chính quyền địa phương, trong số 14m2 đất bị thu hồi, chỉ có 2,4m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 11,6m2 đất sử dụng trước ngày 15-10-1993, khi sử dụng không vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không có văn bản ngăn chặn, hiện đang sử dụng ổn định, không tranh chấp, nên được bồi thường, hỗ trợ hơn 263 triệu đồng. Gia đình ông Cảnh bị thu hồi 15m2, có nguồn gốc là đất công do UBND xã quản lý và đã lấn chiếm xây dựng công trình trái phép, bị UBND xã xử lý vi phạm, bởi vậy không được bồi thường, hỗ trợ về đất, chỉ được hỗ trợ chi phí đầu tư tôn tạo là 50.000 đồng/m2 và được hỗ trợ 10% chi phí di chuyển công trình.
Để giải quyết thắc mắc của người dân, UBND huyện Thanh Trì đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội, Ban chỉ đạo GPMB thành phố xin ý kiến giải quyết đối với các trường hợp có khúc mắc. Cụ thể, với các hộ sử dụng đất công trước ngày 1-7-2004 đã bị UBND xã xử lý vi phạm, cho phép hỗ trợ 50% giá đất ở theo vị trí thửa đất và giá đất tại Quyết định 62. Đối với các hộ đã có nhà ở riêng biệt trong cùng thửa đất đứng tên một chủ sử dụng, nhưng chưa tách thửa được đứng tên, được áp dụng chính sách bồi thường hỗ trợ như một chủ sử dụng đất... Những trường hợp được bố trí đất TĐC, cho phép huyện Thanh Trì tổ chức bốc thăm vị trí ô đất trên giấy để khi có mặt bằng sẽ tiến hành giao đất ngoài thực địa. Sau khi đã bốc thăm và được áp dụng chính sách hỗ trợ tạm cư, hộ nào vẫn cố tình chây ỳ, không bàn giao mặt bằng sẽ bị cưỡng chế.
Để dự án được triển khai theo đúng tiến độ, Ban bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện Thanh Trì, UBND xã Tân Triều cần sớm tổ chức họp, giải đáp những thắc mắc của người dân, tránh những khiếu kiện không đáng có, kéo dài.
Để giải quyết thắc mắc của người dân, UBND huyện Thanh Trì đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội, Ban chỉ đạo GPMB thành phố xin ý kiến giải quyết đối với các trường hợp có khúc mắc. Cụ thể, với các hộ sử dụng đất công trước ngày 1-7-2004 đã bị UBND xã xử lý vi phạm, cho phép hỗ trợ 50% giá đất ở theo vị trí thửa đất và giá đất tại Quyết định 62. Đối với các hộ đã có nhà ở riêng biệt trong cùng thửa đất đứng tên một chủ sử dụng, nhưng chưa tách thửa được đứng tên, được áp dụng chính sách bồi thường hỗ trợ như một chủ sử dụng đất... Những trường hợp được bố trí đất TĐC, cho phép huyện Thanh Trì tổ chức bốc thăm vị trí ô đất trên giấy để khi có mặt bằng sẽ tiến hành giao đất ngoài thực địa. Sau khi đã bốc thăm và được áp dụng chính sách hỗ trợ tạm cư, hộ nào vẫn cố tình chây ỳ, không bàn giao mặt bằng sẽ bị cưỡng chế.
Để dự án được triển khai theo đúng tiến độ, Ban bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện Thanh Trì, UBND xã Tân Triều cần sớm tổ chức họp, giải đáp những thắc mắc của người dân, tránh những khiếu kiện không đáng có, kéo dài.
Cờ bạc , cá độ tung hoành tại lễ hội Triều Khúc
Cờ bạc , cá độ tung hoành tại lễ hội Triều Khúc
Theo www.ktdt.com.vn - 8 tháng trước
|
KTĐT - Lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) diễn ra từ ngày 9-12 tháng Giêng. Ngoài phần lễ với nhiều nghi thức đặc sắc, phần hội đang bị biến tướng bởi những trò cờ bạc như tôm-cua-cá, cá độ chọi gà…
Lễ hội với những nghi lễ đặc sắc
Làng Triều Khúc còn có tên gọi là Kẻ Đơ, xưa kia vốn là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm nón quai thao. Làng có ngôi đình cổ thờ Bố Cái Đại Vương (tức Phùng Hưng), được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Tương truyền, nơi đây vốn là nơi tập trận của nghĩa quân Phùng Hưng, người có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, giải phóng dân tộc. Vì vậy, sau khi vua Phùng Hưng mất, người dân làng Triều Khúc đã phong ông làm Thành hoàng làng và lập đình thờ. Lễ hội được tổ chức từ ngày 9-12 tháng Giêng, chính hội là ngày 10 tháng Giêng, đây cũng là ngày kỷ niệm tráng sĩ Phùng Hưng được phong tức vị lên ngôi vua.
Hiện nay, cứ 3 năm một lần, người dân Triều Khúc lại mở hội với quy mô lớn. Mở đầu lễ hội là màn rước Sắc từ Đình thờ Sắc đến Đại đình (làng có 2 ngôi đình), tức rước long bào, triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng để bắt đầu cuộc tế lễ “hoàn cung”. Khi cuộc lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình nhiều trò vui cũng được tổ chức, trong đó có trò “đĩ đánh bồng”.
Múa “đĩ đáng bồng” là một điệu múa cổ do hai chàng trai đóng giả gái trong bộ quần áo mớ ba, mớ bẩy, má phấn, môi son, răng đen hạt huyền, mắt lá răm, khăn mỏ quạ biểu diễn. Hai “cô gái” vừa nhún nhảy, vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, gây cười. Đây là tiết mục độc đáo, sinh động nhất trong lễ hội Triều Khúc.
Cũng tại lễ hội, nhiều trò chơi dân gian khác như múa lân, múa sư tử, đấu vật, đá bóng, chọi gà; biểu diễn văn nghệ, hát chèo Tàu… cũng được tổ chức, nhằm giữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống, các trò chơi dân gian của một làng quê Việt...
Cờ bạc, cá độ diễn ra công khai
Ngay trong ngày khai mạc, hàng chục sới gà luôn được người xem bâu kín. Một sới gà được tổ chức trong sân bóng bên cạnh Đại đình, những tiếng hò reo, vỗ tay vang dội khi một trong hai chú gà chọi tung cước vào đối thủ. Giới cá độ liên tục phát giá: tía (gà tía) 2 triệu ăn 3 triệu, 3 triệu ăn 5 triệu, 7 triệu ăn 10 triệu… những người chấp nhận cuộc chơi sẽ được ghi tên và mức cá cược vào một quyển sổ nhỏ để theo dõi diễn biến buổi cá cược.
Ngay phía sau của Đại đình, cũng có 4-5 sới gà với hàng trăm người đứng bâu kín. Tuy không phát giá công khai, nhưng những người cá cược cũng âm thầm ra giá và danh sách cá cược ngày một dài ra khi trận đấu giữa 2 đấu sĩ gà dần kết thúc. Hàng chục chú gà đang úp sẵn trong lồng chờ đến lượt đấu. Nhiều người tranh thủ chăm sóc “đấu sĩ” của mình, mong sao sẽ chiến thắng trong lần ra quân.
Tại đây, bên cạnh các sới gà là các bàn tôm-cua-cá, chiếc nón kỳ diệu cũng diễn ra công khai. Người tổ chức cầm một xấp tiền trên tay, tay kia cầm 2 chiếc bát nhựa úp vào nhau sóc sóc và mở rồi thu tiền về. Đứng quan sát khoảng 10 phút, PV ghi nhận người may mắn thì ít mà người thua thì nhiều. Có người chỉ sau 10 phút thử vận may ví đã sạch trơn vì vận may chẳng thấy mà chỉ thấy vận đen.
Ông Nguyễn Huy Thái, Chủ tịch Hội người cao tuổi, thành viên Ban tổ chức (BTC) lễ hội cho biết, chọi gà là một hoạt động trong lễ hội luôn quấn hút người xem. Để khuyến khích những người có gà chọi tham gia, người có gà chọi chiến thắng sẽ được BTC trao cờ lưu niệm, kèm theo một chai rượu, gọi là động viên những người tham gia. BTC không cho phép các bên cũng như du khách tham gia cá cược hay tổ chức các trò chơi mang tính sát phạt…
Tuy nhiên, tình trạng cá cược vẫn diễn ra công khai, các trò chơi mang tính sát phạt như tôm-cua-cá, chiếc nón kỳ diệu ăn tiền vẫn diễn ra công khai tại lễ hội, nhưng không thấy bóng dáng của đội an ninh trật tự xử lý. Chính tâm lý thử vận may đầu năm cũng như các trò chơi mang tính sát phạt đã biến lễ hội thành một sới bạc, làm sai lệch bản chất tốt đẹp vốn có của lễ hội.
Theo LĐ
Xã Tân Triều đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang
KTĐT - Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Triều đã tổ chức đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm. Trong hai cuộc kháng chiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Triều luôn một lòng theo Đảng và con đường cách mạng … Hơn 20 năm đổi mới, xã dành nhiều thành tích phát triển KTXH, thu nhập từ 10 tỉ đồng năm 1986, nâng lên 273 tỉ đồng năm 2008 (gấp hơn 27 lần), tỉ lệ hộ giàu, khá chiếm 73%...
Hưởng ứng lời kêu gọi của UBND TP hướng về đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, nhân dịp này, cán bộ chính quyền và nhân dân trong xã đã ủng hộ 30 triệu đồng và trao ngay số tiền này cho đại diện MTTQ huyện Thanh Trì.
Anh Quý
Đấu giá thuê đất làng nghề Tân Triều thu trên 193 tỉ đồng
Đấu giá thuê đất làng nghề Tân Triều thu trên 193 tỉ đồng
Theo www.ktdt.com.vn - 2 năm trước
Hanoinet - UBND huyện Thanh Trì vừa tổ chức thành công đợt đấu giá quyền sử dụng thuê đất thời hạn 50 năm, tại Cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Tân Triều.
Khu đất thuộc địa giới hành chính các xã: Tân Triều, Thanh Liệt (huyện Thanh Trì), phường Đại Kim ( quận Hoàng Mai), có tổng diện tích 105.77m2, được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm, đường giao thông, hè đường, cống thoát nước mưa, nước thải; hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp điện, nước, điện thoại, sân bãi đỗ xe; khu giới thiệu sản phẩm, nhà điều hành.
Diện tích đất đấu giá là 50.270 m2, chia thành 6 lô, với 80 thửa, diện tích mỗi thửa ước: 300m2, 500m2, 1.000 m2. Các lô đất phục vụ sản xuất 3 ngành nghề: Dệt, nhuộm, sơ chế. Thời gian thuê đất là 50 năm, giá thuê đất nộp hằng năm theo quy định Nhà nước và không tính khấu trừ vào giá trúng theo kết quả trúng giá đấu.
Theo Quyết định của UBND TP Hà Nội, giá sàn là 724 nghìn đồng/m2, bước giá đấu 1 m2 đất là 50 nghìn đồng. Kết quả, người bỏ giá cao nhất 7,024 triệu đồng/m2 (cao xấp xỉ 10 lần giá sàn); thấp nhất 1,024 triệu đồng/m2. Hộ trúng giá có số tiền phải nộp cao nhất trên 10 tỉ đồng. Tổng số tiền đấu giá thu đựoc 193,9 tỉ đồng (tròn số). Được biết, tổng chi phí giá trị đầu tư hạ tầng, GPMB và những chi phí khác hết khoảng 40 tỉ đồng.
Anh Quý
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011
Dân khổ, lãnh đạo biết sai nhưng vẫn phải làm vì cơ chế?
Cập nhật: 27/06/2009 - 10:58 - Nguồn: VTC.vn
Dân khổ, lãnh đạo biết sai nhưng vẫn phải làm vì cơ chế?
(VTC News) - Tháng 6 năm 2005, UBND huyện Thanh Trì ra Quyết định số 1017/QĐ-UB thu hồi 77.865 m2 đất nông nghiệp của 165 hộ dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì xây dựng cụm sản xuất làng nghề. Ngày đó các hộ dân đồng tình giao đất. Nhưng nguyên nhân do đâu trong mấy ngày qua số hộ dân trên liên tục gửi đơn thư đến báo điện tử VTC News tố cáo những việc làm sai trái của các cấp chính quyền huyện Thanh Trì?
Trong đơn gửi VTC News, các hộ dân cho rằng: Khi tiến hành lấy đất xây dựng làng nghề, các cấp chính quyền "hứa" với người mất đất, sau khi dự án hoàn thành 165 hộ dân sẽ được "ưu tiên" trong việc đấu thầu. Nhưng cuối năm 2008 vừa qua, khi việc san lấp hoàn thành, dự án được đem ra đấu thầu thì cả 165 hộ dân nộp đất thực hiện dự án làng nghề đều trượt thầu. Việc san lấp chia lô đã hoàn thành nhưng kể từ đó cả khu đất chỉ để cho cỏ mọc ngang đầu người (!?).
Điều khiến 165 hộ dân trên bức xúc là theo cam kết thì các lô đất trong làng nghề được đấu giá phải được sử dụng phù hợp với ngành nghề và không được sang nhượng. Nhưng trên thực tế, nhiều chủ trúng thầu vẫn ngấm ngầm sang nhượng với giá đất lên đến 8 triệu đồng/m2, cho dù trước đó các hộ mất đất chỉ nhận được vẻn vẹn 183.000/m2.
Chiều 23/6/2009, PV VTC News đã có buổi làm việc với UBND xã Tân Triều với mong muốn giải đáp những thắc mắc của 165 hộ dân.
Đơn kêu cứu của 165 hộ dân thuộc xã Tân Triều gửi đến Báo điện tử VTC News.
Ông Hoàng Trọng Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều, cho biết: "Trước khi đưa ra cơ chế đấu thầu, có 281 hộ dân tham gia. Sau khi chúng tôi cùng UBND huyện Thanh Trì (Chủ dự án) rà soát lại thì số người tham gia đấu thầu rút xuống 240 hộ nhưng dự án làng nghề chỉ có 80 lô đất. Về việc các hộ có đất nhưng không ai trúng thầu nguyên nhân là do họ bỏ giá thấp".
Cùng vấn đề này, phóng viên VTC News đã tiếp xúc với ông Triệu Đình Tâm, Phó Chủ tịch UBND, Chủ nhiệm UB kiểm tra Đảng xã Tân Triều.
Ông Tâm cho biết: "UBND huyện Thanh Trì đưa ra quy chế và cơ chế đấu thầu, khi đó xã thấy nhiều bất cập xã đã có ý kiến rất nhiều với huyện. Nhưng cũng chỉ là ý kiến thôi, chứ xã không phải là chủ đầu tư.
Bất cập đó tôi có thể lấy ví dụ: có 100 hộ sản xuất nhưng chỉ đáp ứng được 20 hộ, vậy 80 hộ kia phải giải quyết như thế nào? Bao nhiêu hộ sản xuất từ trong dân thì chúng tôi nắm được chứ huyện làm sao mà nắm được. Nhưng huyện lại là chủ đầu tư...”.
Ông Tâm cho biết: "UBND huyện Thanh Trì đưa ra quy chế và cơ chế đấu thầu, khi đó xã thấy nhiều bất cập xã đã có ý kiến rất nhiều với huyện. Nhưng cũng chỉ là ý kiến thôi, chứ xã không phải là chủ đầu tư.
Bất cập đó tôi có thể lấy ví dụ: có 100 hộ sản xuất nhưng chỉ đáp ứng được 20 hộ, vậy 80 hộ kia phải giải quyết như thế nào? Bao nhiêu hộ sản xuất từ trong dân thì chúng tôi nắm được chứ huyện làm sao mà nắm được. Nhưng huyện lại là chủ đầu tư...”.
- Khi lãnh đạo xã phát hiện có sự bất cập trong dự án làng nghề, xã đã đề xuất lên huyện thì UBND huyện có sự điều chỉnh nào không thưa ông?
- Về làng nghề này, lãnh đạo huyện làm việc với xã và làm việc với các doanh nghiệp của địa phương rất nhiều lần bắt đầu từ năm 2003 cho đến lúc đưa vào đấu thầu cuối năm 2008. Trong thời gian đó lãnh đạo huyện cùng xã đã họp bàn rất nhiều bởi vì mắc ở cơ chế, mà cái mắc này lại từ trên Thành phố. Chính huyện cũng có băn khoăn về dự án này. Mặc dù vậy, nhưng chúng tôi phải làm việc theo cơ chế. Trong góc độ dân phản ánh thì chúng tôi cũng chỉ căn cứ vào quy chế của huyện để mà làm thôi. Mình không phải chủ đầu tư nên không thể điều hành được.
- Về làng nghề này, lãnh đạo huyện làm việc với xã và làm việc với các doanh nghiệp của địa phương rất nhiều lần bắt đầu từ năm 2003 cho đến lúc đưa vào đấu thầu cuối năm 2008. Trong thời gian đó lãnh đạo huyện cùng xã đã họp bàn rất nhiều bởi vì mắc ở cơ chế, mà cái mắc này lại từ trên Thành phố. Chính huyện cũng có băn khoăn về dự án này. Mặc dù vậy, nhưng chúng tôi phải làm việc theo cơ chế. Trong góc độ dân phản ánh thì chúng tôi cũng chỉ căn cứ vào quy chế của huyện để mà làm thôi. Mình không phải chủ đầu tư nên không thể điều hành được.
- Đất đã được san lấp hoàn thiện rồi để cỏ mọc, làng nghề chẳng thấy, vậy nguyên nhân do đâu, thưa ông?
- Cái này lại là cơ chế, cho dù đấu thầu đã xong nhưng làng nghề muốn đi vào hoạt động thì cơ sở hạ tầng phải xong. Nhưng hiện nay điện chưa có, nước cũng không. Trước đó huyện đã gợi ý cho Hợp tác xã Nông nghiệp Triều Khúc "đăng cai" đưa điện nước đến làng nghề. Khi đưa lên bàn tính toán thì họ đắn đo thấy khó làm quá nên họ thôi...”.
Trước câu hỏi "Người dân phản ánh, những hộ gia đình mất đất thì không có đất để sản xuất, số trúng thầu thì sang nhượng với giá ngất ngưởng. Dự án vô tình lại chỉ làm giầu cho một số đối tượng, ông suy nghĩ như thế nào về những phản ánh này của người dân?", ông Tâm Thừa nhận không có cách nào để ngăn chặn.
Ông Tâm nói thêm: "Thực ra vấn đề này chúng tôi biết, chúng tôi biết trên quy luật, biết trên thông tin, biết trên dư luận. Chúng tôi cũng chỉ còn cách là không xác nhận bất kỳ một trường hợp nào sang nhượng khi đã trúng thầu. Ở đây đa phần là mua bán ngấm ngầm với nhau, cái này thì chúng tôi không quản lý được.
- Khi thu hồi đất, người dân được đền bù chỉ 183.000/m2, nay sang nhượng “ngầm” thì ông có nắm được giá chừng bao nhiêu không?
- Vài triệu, cụ thể lên đến 8 triệu/m2 nên người dân mất đất họ bức xúc!
- Xin cảm ơn ông!
Công Tâm (thực hiện)
Giả mạo cảnh sát quốc tể để lừa đảo
(Dân trí) - Mai Sỹ Minh “nổ” rằng mình là cảnh sát quốc tế biệt phái tại Lào, nhận 440 triệu đồng của chị Đào Thị Minh để “chạy” chuyển khu đất khai hoang thành đất ở. Không làm được, Sỹ Minh còn trơ tráo nhận mình là thanh tra thành phố hòng "loè" chính quyền địa phương.
Ngày 4/5, TAND TP. Hà Nội đã xét xử bị cáo Mai Sỹ Minh (SN 1954, ở khu tập thể Kim Liên, phường Kim Liên, Đống Đa) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
“Sập bẫy”, chị Minh đã nhờ Mai Sỹ Minh giúp xin chuyển mục đích sử dụng đất khai hoang sang đất ở lâu dài tại làng Triều Khúc, xã Tân Triều. Mai Sỹ Minh đồng ý và đã nhận của chị Minh 440 triệu đồng để thực hiện.
Sau khi nhận tiền, Mai Sỹ Minh bịa chuyện đã lo xong. Tháng 10/2009, chị Minh đã cho tiến hành xây dựng xưởng trên mảnh đất đó thì bị chính quyền xã Tân Triều cưỡng chế. Biết chuyện, Mai Sỹ Minh đến UBND xã Tân Triều làm việc. Tại đây, Mai Sỹ Minh tự nhận mình là thanh tra Thành phố đến giải quyết việc xin thuê đất của chị Đào Thị Minh. Khi cán bộ xã hỏi giấy tờ thì Minh trả lời sẽ có sau.
Trong cuộc họp của UBND xã Tân Triều trả lời việc chị Minh xin mượn đất, Mai Sỹ Minh cũng đến tham dự và nói: “Tôi là cán bộ thanh tra Thành phố, là trợ lý cho Bí thư Thành ủy Hà Nội được cử đến giải quyết vụ việc, đề nghị UBND xã cho chị Minh thuê đất.” Tuy nhiên, UBND xã Tân Triều đã trả lời không có thẩm quyền, sẽ có công văn trình UBND huyện xem xét.
Sự việc trên còn đang bế tắc thì tháng 11/2009, Mai Sỹ Minh lại gặp chị Minh hỏi vay tiền và nhờ đứng tên mua giúp xe ô tô (chiếc xe tô hiệu Huyndai i30 màu bạc BKS 30U-4124 có giá 534 triệu đồng). Sau khi nhận xe Mai Sỹ Minh mới chỉ thanh toán hơn 43 triệu. Chiếc xe còn nợ hơn 490 triệu đồng, nhưng Minh đã mang đi bán, cầm 120 triệu tiền đặt cọc của người mua sử dụng hết. Sự việc bị phanh phui, toàn bộ hành vi lừa đảo của Mai Sỹ Minh đã bị truy tố trước pháp luật.
Sau khi xem xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, HĐXX đã tuyên phạt Mai Sỹ Minh 9 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng truy tố, cuối năm 2009, Mai Sỹ Minh trong một lần đi từ Lào về Việt Nam có gặp và quen chị Đào Thị Minh (SN 1965, ở Tân Triều, Thanh Trì), Giám đốc một công ty cổ phần. Biết chị Minh có nhu cầu giải quyết một số việc liên quan đến đất đai, Mai Sỹ Minh đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người phụ nữ này.
Mai Sỹ Minh trước toà
Mai Sỹ Minh giới thiệu mình là cảnh sát quốc tế đang biệt phái tại Lào. Y còn nại chuyện học cùng khóa với Giám đốc Công an TP Hà Nội, quen biết nhiều lãnh đạo UBND Thành phố, sau đó gợi ý nếu chị Minh có việc gì sẽ giúp.“Sập bẫy”, chị Minh đã nhờ Mai Sỹ Minh giúp xin chuyển mục đích sử dụng đất khai hoang sang đất ở lâu dài tại làng Triều Khúc, xã Tân Triều. Mai Sỹ Minh đồng ý và đã nhận của chị Minh 440 triệu đồng để thực hiện.
Sau khi nhận tiền, Mai Sỹ Minh bịa chuyện đã lo xong. Tháng 10/2009, chị Minh đã cho tiến hành xây dựng xưởng trên mảnh đất đó thì bị chính quyền xã Tân Triều cưỡng chế. Biết chuyện, Mai Sỹ Minh đến UBND xã Tân Triều làm việc. Tại đây, Mai Sỹ Minh tự nhận mình là thanh tra Thành phố đến giải quyết việc xin thuê đất của chị Đào Thị Minh. Khi cán bộ xã hỏi giấy tờ thì Minh trả lời sẽ có sau.
Trong cuộc họp của UBND xã Tân Triều trả lời việc chị Minh xin mượn đất, Mai Sỹ Minh cũng đến tham dự và nói: “Tôi là cán bộ thanh tra Thành phố, là trợ lý cho Bí thư Thành ủy Hà Nội được cử đến giải quyết vụ việc, đề nghị UBND xã cho chị Minh thuê đất.” Tuy nhiên, UBND xã Tân Triều đã trả lời không có thẩm quyền, sẽ có công văn trình UBND huyện xem xét.
Sự việc trên còn đang bế tắc thì tháng 11/2009, Mai Sỹ Minh lại gặp chị Minh hỏi vay tiền và nhờ đứng tên mua giúp xe ô tô (chiếc xe tô hiệu Huyndai i30 màu bạc BKS 30U-4124 có giá 534 triệu đồng). Sau khi nhận xe Mai Sỹ Minh mới chỉ thanh toán hơn 43 triệu. Chiếc xe còn nợ hơn 490 triệu đồng, nhưng Minh đã mang đi bán, cầm 120 triệu tiền đặt cọc của người mua sử dụng hết. Sự việc bị phanh phui, toàn bộ hành vi lừa đảo của Mai Sỹ Minh đã bị truy tố trước pháp luật.
Sau khi xem xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, HĐXX đã tuyên phạt Mai Sỹ Minh 9 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tiến Nguyên
Nhiều vấn đề cần làm rõ
Thu hồi đất tại xã Tân Triều (huyện Thanh Trì)
Nhiều vấn đề cần làm rõ
Cập nhật lúc: 05/09/2011-14:56:48
Cập nhật lúc: 05/09/2011-14:56:48
KTĐT - Những ngày qua, Báo Kinh tế & Đô thị đã nhận được ý kiến phản ánh của các hộ dân bị thu hồi đất tại xóm Lẻ (thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc có hay không sự "ưu ái" trong việc thu hồi đất tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư GPMB dự án đường xã Tân Triều.
Qua tìm hiểu, được biết, UBND xã Tân Triều thông báo thu hồi khu đất tại ao Trưởng Tâu để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư GPMB dự án cải tạo, nâng cấp đường xã Tân Triều. Tuy nhiên, trong số hơn 40 hộ dân đang sử dụng đất tại khu ao này, chỉ có 27 hộ nhận quyết định thu hồi đất, những hộ còn lại được "đặc cách" không thu hồi.
Ông Trần Đình Ninh người bị thu hồi 180m2 đất và được hỗ trợ 18 triệu đồng cho biết: gia đình ông đã sử dụng ổn định mảnh đất đang ở hơn 20 năm, có đóng thuế đất hàng năm. Năm 2001, ông xây nhà cấp 4 trên phần đất đó thì bị cưỡng chế dỡ bỏ. Trong khi đó, nhiều hộ xung quanh cũng cải tạo, cơi nới trên diện tích ao Trưởng Tâu lại xây được nhà kiên cố. Thậm chí, có trường hợp xây cả biệt thự, mà UBND xã không xử lý, căn biệt thự đó cũng không nằm trong diện tích phải thu hồi đất phục vụ dự án.Trong khi đó, bà Đào Thị Minh, một trong những hộ phải di dời cho rằng: Điều vô lý là cùng trên một thửa đất khai hoang nhưng không hiểu vì lý do gì có 20 hộ dân khác lại được "đặc cách" không bị thu hồi.
Thắc mắc của người dân còn nêu vấn đề là ngày 5/5/2011, UBND TP Hà Nội ra quyết định số 2032/QĐ/UBND về việc thu hồi 2.744m2 đất tại xã Tân Triều. Quyết định này có ghi rõ đất thu hồi là đất nông nghiệp, song không hiểu vì lý do gì, UBND xã Tân Triều lại thu hồi đất ao Trưởng Tâu (mà theo lãnh đạo xã cũng như các giấy tờ thể hiện lại là đất công).
Tại buổi làm việc với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, ông Triệu Đình Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều cho biết: Trong số hơn 40 hộ dân đang sử dụng đất tại khu ao Trưởng Tâu thì đúng là chỉ có hơn 20 hộ phải di dời. Ông Tâm thừa nhận, trên đất ao này có biệt thư xây dựng không phép và đây đúng là cái sai của chính quyền cơ sở. "Dẫu chúng tôi ra nhiều quyết định đình chỉ xây dựng và cưỡng chế, song nhiều ngôi nhà vẫn mọc trên đất ao Trưởng Tâu không phép" - Ông Tâm nói.
Ông Bùi Văn Phúc, cán bộ địa chính xã Tân Triều cho rằng: Thực hiện chủ trương của TP, lấy đất ao Trưởng Tâu tái định cư cho các hộ mất đất thuộc dự án mở đường xã Tân Triều, trong 27 hộ nhận quyết định thu hồi đất, có 5 hộ đã nhận tiền. Việc đền bù, hỗ trợ theo phương án huyện đã phê duyệt. Trả lời câu hòi vì sao hơn 40 trường hợp cùng khai hoang tại khu ao Trưởng Tâu, chỉ thu hồi đất của 27 hộ, còn những hộ khác lại được "ưu ái" không bị thu hồi, ông Phúc phân trần: "Sở dĩ 27 hộ dân nhận được quyết định thu hồi đất còn nhiều hộ khác không có quyết định thu hồi là vì dự án mới chỉ thu hồi tới đó. Những hộ dân không có quyết định thu hồi vì dự án chưa lấy tới..."
Như vậy, việc GPMB khu ao Trưởng Tâu đang còn quá nhiều vấn đề cần được làm rõ ràng, minh bạch. Các cơ quan chức năng của thành phố nên sớm vào cuộc làm rõ các vi phạm để dự án được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Vũ Dũng - Phương Nguyên
Khiếu kiện của người dân Tân Triều cần sớm giải quyết
Đã hơn 10 năm nay những người dân ở xã Tân Triều huyện Thanh Trì (Hà Nội) vẫn kiên trì gửi đơn tới các cấp các ngành đề nghị làm sáng tỏ việc đất 5% của dân biến thành đất công của xã để bán cho các dự án.
Theo bà Trịnh Thị Cần, Điều lệ HTX nông nghiệp do NXB Nông thôn ấn hành năm 1969 ghi rõ: “Đất 5% để lại cho xã viên khi vào HTX sản xuất nông nghiệp, nếu chủ ruộng đất ấy không cần dùng nữa thì phải giao lại cho HTX, khi nào cần dùng thì HTX sẽ trả lại”.
Ở xã Tân Triều suốt những năm 80 của TK XX đất 5% vẫn giao cho các gia đình xã viên. Ngày 27/9/1993, Chính phủ có Nghị định 64 giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Thực hiện Nghị định 64, ngày 2/3/1994 thôn Yên Xá xã Tân Triều giao đất cho nông dân mỗi khẩu được 402 m2 trong đó có 36 m2 đất 5% trồng rau xanh được HTX giao từ năm 1960, thôn Triều Khúc mỗi khẩu được 240m2 trong đó có 24 m2 đất 5% trồng rau xanh. Như vậy việc giao đất cho nông dân theo Nghị định 64 được thực hiện từ tháng 3/1994, việc giao đất như trên không xảy ra khiếu kiện gì trong diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân được giao gồm có cả diện tích đất 5% được giao trước đây, người dân yên tâm chờ được cấp sổ đỏ.
Sau khi giao đất cho dân theo Nghị định 64, một bất cập được phát hiện chia đất cho dân manh mún, không tạo được động lực sản xuất hàng hóa lớn, vì vậy Chính phủ có chủ trương cho dồn điền đổi thửa để cho dân tiện canh tác. Lúc này UBND TP Hà Nội có quyết định triển khai đợt 2, giao đất nông nghiệp, gồm các xã nằm quy hoạch phát triển đô thị từ năm 2000-2005-2020, trong đó có xã Tân Triều. Theo quy định của Nghị định 64, “giao đất trên cơ sở hiện trạng”. Thế nhưng từ đợt giao đất này, diện tích đất của các gia đình xã viên ở thôn Yên Xá từ 402m2 trước đây, bị rút 82 m2 chỉ còn 320m2, ở thôn Triều Khúc từ 240m2 chỉ còn 170m2, bị rút 70 m2. Trước sự thực trên những người dân cho rằng, họ không chỉ bị rút mất đất 5% trồng rau xanh, mà còn bị mất cả diện tích đất nông nghiệp.
Ví dụ hộ bà Trương Thị Soạn ở thôn Yên Xá, bảng tính thuế sử dụng đất được giao theo Nghị định 64 tháng 3/2003 có dấu và chữ ký của chủ tịch xã, được giao 1691 m2 theo 9 thửa ruộng, chia đất theo dồn điền đổi thửa 1999 (đợt 2) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ ký và dấu của chủ tịch UBND huyện, diện tích được giao 1292 theo 5 thửa ruộng, bị rút 319m2 không có lý do. Hộ ông Vũ Văn Bỉnh ở thôn Yên Xá bảng tính thuế sử dụng đất được giao theo Nghị định 64 tháng 3/2003 có dấu và chữ ký của chủ tịch xã, được giao 2031 m2 theo 8 thửa ruộng, chia đất theo dồn điền đổi thửa 1999 (đợt 2) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ ký và dấu của chủ tịch UBND huyện, diện tích được giao1600 m2 theo 5 thửa ruộng, bị rút 438m2 không có lý do. Theo bà Trịnh Thị Cần, diện tích đất của nông dân toàn xã được rút trong đợt giao đất theo Nghị định 64 của Tân Triều là 492.216m2
Vậy đất của nông dân bị rút đi thì nằm ở những khoản nào? Nghị định 64 quy định, các xã được để lại 4,98% đất công ích, theo quy định này xã Tân Triều có 9 ha. Ngoài diện tích trên, Tân Triều được để 10,8ha đất quy hoạch xây dựng, 9 ha đất dãn dân, 6,9ha đất không thể giao, tổng số diện tích để lại không giao cho dân lên tới 35,78ha. Cần nói rõ các loại đất nông nghiệp không giao ổn định, không có quy định % cụ thể, đây chính là sơ hở để nhiều xã vùng ven ngoại thành Hà Nội, đều để diện tích này rất lớn, có những nơi tổng diện tích đất không chia cho dân theo Nghị định 64, lên tới 30-40% đất nông nghiêp, xã Tân Triều tổng diện tích đất không chia cho dân lên tới trên 20%.
Đây chính là nguyên nhân khiếu kiện của các hộ dân kéo dài. Những người dân ở xã Tân Triều cho đất 5% của các hộ dân đã được chia cho dân vào diện tích đất chia theo Nghị định 64 năm 1994 đã bị biến mất khi giao đất lần 2 năm 1999 (dồn điền đổi thửa), trở thành diện tích đất nông nghiệp không giao ổn định của xã Tân Triều. Mặt khác 10 năm qua việc sử dụng đất nông nghiệp không giao ổn định của xã này, không được công khai trước dân về hiện trạng sử dụng, cũng như các nguồn kinh phí thu về từ lợi nhuận đất công ích bán cho các dự án.
Theo đơn tố cáo của các công dân Tân Triều thì số diện tích đất rút ra của dân khi chia lại ruộng theo Nghị định 64 lần 2 đã được xã bán cho một số dự án. Ngoài diện tích đất thu của các hộ đang sử dụng còn lại là diện tích đất công của xã mà nguồn gốc từ việc rút bớt ruộng của dân chia theo Nghị định 64 gây thiệt hại lợi ích kinh tế cho các hộ dân bị mất đất. Đó chính là mấu chốt của khiếu kiện kéo dài của xã Tân Triều hơn 1 thập kỷ qua chưa được giải quyết, giờ đây lòng dân mong đợi các cấp các ngành sớm giải quyết khiếu kiện trên theo tinh thần dân chủ và làm đúng pháp luật.
Theo bà Trịnh Thị Cần, Điều lệ HTX nông nghiệp do NXB Nông thôn ấn hành năm 1969 ghi rõ: “Đất 5% để lại cho xã viên khi vào HTX sản xuất nông nghiệp, nếu chủ ruộng đất ấy không cần dùng nữa thì phải giao lại cho HTX, khi nào cần dùng thì HTX sẽ trả lại”.
Ở xã Tân Triều suốt những năm 80 của TK XX đất 5% vẫn giao cho các gia đình xã viên. Ngày 27/9/1993, Chính phủ có Nghị định 64 giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Thực hiện Nghị định 64, ngày 2/3/1994 thôn Yên Xá xã Tân Triều giao đất cho nông dân mỗi khẩu được 402 m2 trong đó có 36 m2 đất 5% trồng rau xanh được HTX giao từ năm 1960, thôn Triều Khúc mỗi khẩu được 240m2 trong đó có 24 m2 đất 5% trồng rau xanh. Như vậy việc giao đất cho nông dân theo Nghị định 64 được thực hiện từ tháng 3/1994, việc giao đất như trên không xảy ra khiếu kiện gì trong diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân được giao gồm có cả diện tích đất 5% được giao trước đây, người dân yên tâm chờ được cấp sổ đỏ.
Sau khi giao đất cho dân theo Nghị định 64, một bất cập được phát hiện chia đất cho dân manh mún, không tạo được động lực sản xuất hàng hóa lớn, vì vậy Chính phủ có chủ trương cho dồn điền đổi thửa để cho dân tiện canh tác. Lúc này UBND TP Hà Nội có quyết định triển khai đợt 2, giao đất nông nghiệp, gồm các xã nằm quy hoạch phát triển đô thị từ năm 2000-2005-2020, trong đó có xã Tân Triều. Theo quy định của Nghị định 64, “giao đất trên cơ sở hiện trạng”. Thế nhưng từ đợt giao đất này, diện tích đất của các gia đình xã viên ở thôn Yên Xá từ 402m2 trước đây, bị rút 82 m2 chỉ còn 320m2, ở thôn Triều Khúc từ 240m2 chỉ còn 170m2, bị rút 70 m2. Trước sự thực trên những người dân cho rằng, họ không chỉ bị rút mất đất 5% trồng rau xanh, mà còn bị mất cả diện tích đất nông nghiệp.
Ví dụ hộ bà Trương Thị Soạn ở thôn Yên Xá, bảng tính thuế sử dụng đất được giao theo Nghị định 64 tháng 3/2003 có dấu và chữ ký của chủ tịch xã, được giao 1691 m2 theo 9 thửa ruộng, chia đất theo dồn điền đổi thửa 1999 (đợt 2) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ ký và dấu của chủ tịch UBND huyện, diện tích được giao 1292 theo 5 thửa ruộng, bị rút 319m2 không có lý do. Hộ ông Vũ Văn Bỉnh ở thôn Yên Xá bảng tính thuế sử dụng đất được giao theo Nghị định 64 tháng 3/2003 có dấu và chữ ký của chủ tịch xã, được giao 2031 m2 theo 8 thửa ruộng, chia đất theo dồn điền đổi thửa 1999 (đợt 2) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ ký và dấu của chủ tịch UBND huyện, diện tích được giao1600 m2 theo 5 thửa ruộng, bị rút 438m2 không có lý do. Theo bà Trịnh Thị Cần, diện tích đất của nông dân toàn xã được rút trong đợt giao đất theo Nghị định 64 của Tân Triều là 492.216m2
Vậy đất của nông dân bị rút đi thì nằm ở những khoản nào? Nghị định 64 quy định, các xã được để lại 4,98% đất công ích, theo quy định này xã Tân Triều có 9 ha. Ngoài diện tích trên, Tân Triều được để 10,8ha đất quy hoạch xây dựng, 9 ha đất dãn dân, 6,9ha đất không thể giao, tổng số diện tích để lại không giao cho dân lên tới 35,78ha. Cần nói rõ các loại đất nông nghiệp không giao ổn định, không có quy định % cụ thể, đây chính là sơ hở để nhiều xã vùng ven ngoại thành Hà Nội, đều để diện tích này rất lớn, có những nơi tổng diện tích đất không chia cho dân theo Nghị định 64, lên tới 30-40% đất nông nghiêp, xã Tân Triều tổng diện tích đất không chia cho dân lên tới trên 20%.
Đây chính là nguyên nhân khiếu kiện của các hộ dân kéo dài. Những người dân ở xã Tân Triều cho đất 5% của các hộ dân đã được chia cho dân vào diện tích đất chia theo Nghị định 64 năm 1994 đã bị biến mất khi giao đất lần 2 năm 1999 (dồn điền đổi thửa), trở thành diện tích đất nông nghiệp không giao ổn định của xã Tân Triều. Mặt khác 10 năm qua việc sử dụng đất nông nghiệp không giao ổn định của xã này, không được công khai trước dân về hiện trạng sử dụng, cũng như các nguồn kinh phí thu về từ lợi nhuận đất công ích bán cho các dự án.
Theo đơn tố cáo của các công dân Tân Triều thì số diện tích đất rút ra của dân khi chia lại ruộng theo Nghị định 64 lần 2 đã được xã bán cho một số dự án. Ngoài diện tích đất thu của các hộ đang sử dụng còn lại là diện tích đất công của xã mà nguồn gốc từ việc rút bớt ruộng của dân chia theo Nghị định 64 gây thiệt hại lợi ích kinh tế cho các hộ dân bị mất đất. Đó chính là mấu chốt của khiếu kiện kéo dài của xã Tân Triều hơn 1 thập kỷ qua chưa được giải quyết, giờ đây lòng dân mong đợi các cấp các ngành sớm giải quyết khiếu kiện trên theo tinh thần dân chủ và làm đúng pháp luật.
27 hộ dân bỗng thành "vô gia cư" tại Thanh Trì
43 hộ dân đang sinh sống ổn định hơn 20 năm nay trên chính mảnh đất họ tự khai hoang được tại khu ao Trưởng Tâu, xóm Lẻ, xã Tân Triều, Thanh Trì. Cuối năm 2009, UBND xã Tân Triều ra quyết định thu hồi khu đất để phục vụ cho công việc tái định cư cho các hộ dân tại đường Chiến Thắng. Điều đáng nói, trong số 43 hộ dân tại khu ao Trưởng Tâu chỉ có 27 hộ nhận quyết định thu hồi đất, những hộ còn lại không hiểu lý do gì lại được UBND xã “ưu ái” không thu hồi đất.
Quy hoạch đến đâu thì… thu hồi đến đóTrong đơn kêu cứu của các hộ dân tại ao Trưởng Tâu cho biết, năm 1985, nhiều hộ dân đã ra khu ao Trưởng Tâu để khai hoang. Lâu ngày, toàn bộ khu đất này đã mọc lên những ngôi nhà và hình thành khu dân cư. Đặc biệt, trong số 43 hộ dân khai hoang sống tại khu ao Trưởng Tâu, lại có những ngồi nhà biệt thự uy nghi mới hoàn thiện mọc lên!
Theo bà con cho biết, tại khu ao Trưởng Tâu, có đất của cả cán bộ xã Tân Triều và có cả em ruột một đồng chí lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì…
Ngôi biệt thự của ông Triệu Quang Nhị nằm trong ao Trưởng Tâu và bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn mọc lên rất uy nghi. |
Để tìm hiểu rõ hơn về khu đất tại ao Trưởng Tâu, nhóm PV đã có buổi làm việc với đại diện của UBND xã Tân Triều gồm có ông Nguyễn Duy Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tân Triều. Ông Bùi Văn Phúc, cán bộ địa chính và bà Nguyễn Thị Thu Hà, thanh tra xây dựng xã.
Ngôi nhà cao 4 tầng rất kiên cố mọc trong khu ao Trưởng tâu mà không hề có quyết định thu hồi. |
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Duy Tuấn cho biết: “Khu đất ao Trưởng Tâu có diện tích là 4.234m2, là đất công của UBND xã Tân Triều, thể hiện tại bản đồ hiện trạng năm 1994. Trước kia, ao Trưởng Tâu là nơi chứa nước cho việc phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Cuối năm 2009, UBND huyện Thanh Trì đã quyết định thu hồi khu đất này để làm tái định cư cho những hộ dân tại đường Chiến Thắng. Ông Thắng nói, khu đất này có bản đồ và sổ mục kê hẳn hoi nhưng bây giờ chúng tôi không thể tập hợp hồ sơ đầy đủ, sẽ cung cấp sau…”.
Ông Tuấn cho biết thêm, hiện tại khu đất này có 31 hộ vi phạm, trong đó UBND xã đã gửi quyết định thu hồi 27 hộ. Ngoài ra, có 4 hộ dân do không có chỗ ở ổn định nên xã đang xem xét giải quyết.
Khi được hỏi, trong 31 trường hợp khai hoang tại khu ao Trưởng Tâu vì sao chỉ thu hồi của 27 hộ còn những hộ khác lại được “ưu ái” không bị thu hồi.
Ông Tuấn vội phân trần, “UBND huyện Thanh Trì có quyết định thu hồi đất tại khu ao Trưởng Tâu để tái định cư cho những hộ dân ở đường Chiến Thắng. Sở dĩ 27 hộ dân nhận được quyết định thu hồi đất còn nhiều hộ khác không có quyết định thu hồi là vì dự án mới chỉ thu hồi tới đó. Những hộ dân không có quyết định thu hồi vì dự án chưa lấy tới….”
Có biên bản nhưng không rõ có chức danh người lập
Theo tài liệu PV thu thập được, tại QĐ số 154/QĐ- CTUB xã Tân Triều ngày 22/6/2003 về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật xây dựng và đất đai của gia đình ông Triệu Quang Nhị tại khu đất Trưởng Tâu. Trong quyết định có ghi rõ việc ông Nhị lấn chiếm đất công xây dựng công trình trái phép diện tích 270m2, xây một gian nhà xưởng 90m2, một gian nhà 25m2…”.
Quyết định xử phạt của xã Tân Triều không có hiệu lực với hộ gia đình ông Nhị |
Đến ngày 26/6/2004, UBND xã Tân Triều tiếp tục lập biên bản xử phạt hành chính đối với sai phạm của gia đình ông Nhị. Nội dung biên bản có đề cập đến việc “gia đình ông Nhị tự ý san lấp diện tích 270m2, một gian nhà xưởng có diện tích 90m2, một gian nhà cấp 4 có diện tích 25m2 và có tường bao quanh dài 18m…”. Tuy nhiên, biên bản xử phạt này chỉ có chữ ký của người làm chứng và đại diện bộ phận lập biên bản nhưng không có chức danh.
Ngày 10/9/2009, ông Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tân Triều đã đề xuất xử phạt hành chính đối với việc nhà ông Triệu Quang Nhị đồng thời yêu cầu ông Nhị tự giác tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm để trả lại hiện trạng ban đầu…Song đến nay, ngôi biệt thự hoành tráng của ông Nhị vẫn mọc lên một cách uy nghi.
Khi PV hỏi đến việc lập biên bản nhưng không có chức danh, ông Tuấn cho rằng đây là việc làm tắc trách của văn thư, chứ ông không hề liên quan. Vì việc này, UBND xã Tân Triều đã họp kiểm điểm cán bộ văn thư. Khi phóng viên đề nghị được xin biên bản họp để khiển trách văn thư, ông Nguyễn Duy Tuấn đã đứng phắt dậy chỉ tay thẳng vào mặt phóng viên mà nói: “Các anh chưa đủ tư cách chất vấn tôi…Các anh là nhà báo chứ không phải là công an hình sự mà cứ hỏi cặn kẽ…”
Quay trở lại vụ việc thu hồi đất tại khu ao Trưởng Tâu, khi PV đề nghị được cung cấp hồ sơ về toàn bộ khu đất này, ông Tuấn thẳng thắn từ chối. “Các anh có thể chụp ảnh chứ chúng tôi không phô tô...”.
Vấn đề đặt ra ở đây là “Vì sao đường đường là một Chủ tịch UBND xã ông Tuấn lại có thể ngang nhiên thách thức dư luận và có nhiều biểu hiện coi thường phóng viên khi tìm hiểu thông tin. Phải chăng, nếu không có chuyện “khuất tất” trong việc thu hồi đất tại khu lò gạch và ao Trưởng Tâu thì ông Tuân làm gì phải “gân guốc” trên mức cần thiết với nhóm phóng viên.
Việc người dân Tân Triều tố cáo là có cơ sở
Ngày 25/2, NNVN có đăng bài “Khiếu kiện của nhân dân Tân Triều cần được giải quyết sớm”. Sau khi bài báo đăng toà soạn nhận được thư cám ơn của nhân dân xã Tân Triều đã nói đúng sự thực tại địa phương.
Cùng với thư cảm ơn của nhân dân gửi đến, toà soạn còn nhận được văn bản số 27 của UBND xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) nêu 3 nội dung bài báo đăng. Theo đó nội dung thứ nhất: UBND xã Tân Triều cho rằng từ năm 1992-1999 xã Tân Triều chưa thực hiện Nghị định 64 mà thực hiện Khoán 10 nhưng bài báo nêu tháng 3/1994 thôn Yên Xá xã Tân Triều giao đất cho nông dân theo Nghị định 64 là không có cơ sở pháp lý.
Thực tế Nghị quyết 10 được thực hiện từ năm 1988 đến năm 1993. Ngày 27/9/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 64 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/10/1993, những quy định trước đây trái với nghị định này đều bãi bỏ. Tháng 3/1994, xã Tân Triều chia đất cho dân, nếu chia theo Nghị quyết 10 ở thời điểm này là trái với Nghị định 64. Như vậy khiếu kiện của dân là đúng pháp luật.
Nội dung thứ 2, năm 1999 xã Tân Triều thực hiện giao đất theo Nghị định 64, trước đó xã Tân Triều đã chia đất cho dân vào tháng 3/1994. Tại báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị định 64 diễn ra vào tháng 12/2001 của xã nêu: “Quá trình thực hiện giao đất theo Khoán 10 (từ năm 1992-1999) xã để lại quỹ đất 5% công ích, 5% đất dành cho phát triển kinh tế gia đình”. Như vậy thừa nhận trong diện tích đất giao cho dân từ năm 1992-1999 ở Tân Triều có 5% đất dành cho phát triển kinh tế gia đình.
Tháng 11/1998, huyện Thanh Trì có văn bản 678 về việc triển khai đợt 2 giao đất nông nghiệp và dồn điền đổi thửa, nêu rõ yêu cầu và nguyên tắc thực hiện giao đất, ở mục 6 ghi: “Giao đất trên cơ sở hiện trạng, hạn chế xáo trộn lớn... Trường hợp cần thiết điều chỉnh phải được đại hội xã viên nhất trí”. Thực tế năm 1999, xã Tân Triều chỉ đạo giao đất trên thực địa, rút bù cuốn chiếu mỗi khẩu của thôn Yên Xá bị rút 82 m2 , thôn Triều Khúc bị rút 70m2. Việc làm này của xã không được đại hội xã viên nhất trí, không đúng với chỉ đạo của huyện “giao đất trên cơ sở hiện trạng tránh gây xáo trộn”, gây khiếu kiện kéo dài.
Theo UBND xã Tân Triều, từ năm 1999 đến nay trên địa bàn xã có 17 dự án lấy đất nông nghiệp. Các dự án đều có quyết định thu hồi đất của UBND TP, xã không bán quỹ đất công. Nhưng thực tế các dự án đều lấy đất đã giao cho dân, lấy cả phần quỹ đất công của xã. Tại dự án Cụm sản xuất làng nghề xã Tân Triều, ngoài 78.035m2 đất thu của 165 hộ dân, theo ông Vũ Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện, còn thu 18.316m2 đất công của xã. Số đất công này xã cho 48 hộ đấu thầu 10.353m2, ngoài ra còn có đất mồ mả, đất thuỷ lợi, giao thông.
Năm 2004, Viện Bỏng quốc gia được giao khoảng 30.000m2, trong đó có gần 15.000m2 là quỹ đất công của xã giao cho các xã viên nhận thầu. Năm 2007, Trường Cao đẳng Giao thông - Vận tải được giao 6.831 m2 là quỹ đất công do xã quản lý giao cho các hộ dân đấu thầu. Năm 2010, Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự liền kề Indeco Royal Garden Villa thu hồi 8.096m2 đất nông nghiệp, nằm trong quỹ đất công do xã Tân Triều quản lý giao cho các cá nhân sử dụng. Dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang dân phát hiện 45.581m2 đất ruộng của xã, nằm cài răng lược vào đất ruộng chia cho dân theo Nghị định 64...
Còn nhiều dự án khác, đều có đất quỹ công của UBND xã bán cho dự án. Vậy người dân Tân Triều tố cáo là có cơ sở và đúng pháp luật.
UBND xã Tân Triều làm sai chỉ đạo của cấp trên?
Phóng sự điều tra 17/09/2011 10:19:00 PM
UBND xã Tân Triều làm sai chỉ đạo của cấp trên?
Thay vì lại tiếp tục phải đẻ ra thêm một dự án tái định cư cho các hộ dân, thì nguyện vọng được hợp thức hóa diện tích đất của các hộ đang sử dụng tại ao Trưởng Tâu rất đáng được xem xét.
> UBND xã Tân Triều, Thanh Trì, TP. Hà Nội: “Hàng loạt sai phạm bị…bỏ qua”
> Chủ tịch UBND xã Tân Triều: “Các anh chưa đủ tư cách để chất vấn tôi!”
> UBND xã Tân Triều, Thanh Trì, TP. Hà Nội: “Hàng loạt sai phạm bị…bỏ qua”
> Chủ tịch UBND xã Tân Triều: “Các anh chưa đủ tư cách để chất vấn tôi!”
Khu đất ao Trưởng Tâu đã hàng chục năm nay các hộ dân sinh sống ổn định.
Như báo điện tử Công luận đã đưa tin, cuối năm 2009, UBND xã Tân Triều có Thông báo thu hồi khu đất tại ao Trưởng Tâu. Điều đáng nói, trong số 43 hộ dân đang sử dụng đất tại khu ao Trưởng Tâu chỉ có 27 hộ nhận quyết định thu hồi đất, những hộ còn lại được UBND xã “ưu ái” không ra thông báo thu hồi đất.
Theo nhiều người dân sống tại khu vực này, họ có nguyện vọng được hợp thức hóa diện tích đất đang sử dụng, thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Họ đã nhiều lần làm đơn đề nghị giải quyết việc này nhưng chưa được xét duyệt, dù có đủ các điều kiện cần thiết…
định về việc này, luật sư Nguyễn Thắng, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, theo các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang sẽ được cấp Giấy CNQSD đất nếu đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, không có tranh chấp, sử dụng đất có hiệu quả thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật Đất đai.
Quyết định của UBND TP Hà Nội thu hồi đất nông nghiệp nhưng lãnh đạo xã Tân Triều lại làm ngược lại thu đất khai hoang ao Trưởng Tâu.
Cũng theo luật sư Thắng, về nghĩa vụ tài chính thì theo quy định tại NĐ 84/2007, nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993, hiện có nhà ở, được xác nhận là đất không có tranh chấp thì thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất…
Một điều khó hiểu là, ngày 5/5/2011, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2032/QĐ/UBND về việc thu hồi 2744m2 đất tại xã Tân Triều. Quyết định này có ghi rõ đất thu hồi là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, UBND xã Tân Triều lại thu hồi đất ao Trưởng Tâu- mà theo lãnh đạo xã cũng như các giấy tờ thể hiện lại là đất công. Việc làm này khiến đông đảo người dân xã Tân Triều không khỏi hoài nghi về việc không không minh bạch của một số cán bộ lãnh đạo xã.
Hơn nữa, theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì 43 hộ dân sống tại ao Trưởng Tâu phần lớn đã sử dụng đất làm nhà ở và sinh sống ổn định suốt từ năm 1987 tới nay mà không hề xảy ra tranh chấp hay kiện cáo. Việc hợp thức hóa cho các hộ dân ở đây sẽ đạt được nhiều mục đích. Thứ nhất, nhiều hộ dân sẽ được an cư, yên tâm làm ăn vì hiện nay họ không có chỗ ở nào khác. Thứ hai, không phải di chuyển hay phá dỡ các công trình xây dựng, do đó sẽ tránh được sự lãng phí của cải không cần thiết cho xã hội. Thứ ba, Nhà nước sẽ thu được một khoản kinh phí từ việc nộp tiền sử dụng đất của các hộ dân.
Như vậy, thay vì lại tiếp tục phải đẻ ra thêm một dự án tái định cư cho các hộ dân sinh sống tại khu ao Trưởng Tâu (vì họ nay không có chỗ ở nào khác), đề nghị UBND TP Hà Nội đáp ứng nguyện vọng được hợp thức hóa diện tích đất của các hộ đang sử dụng tại ao Trưởng Tâu thay vì ra quyết định thu hồi.
Tuy nhiên, dư luận vẫn đặt câu hỏi, vì sao UBND xã Tân Triều không tham mưu, đề xuất với cấp trên về một việc làm hợp lý hợp tình như trên, trong khi sự việc xảy ra đã lâu và người dân cũng đã nhiều lần kiến nghị?
Theo Congluan
(HNM) - Thực hiện Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 27-5-2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 10.668m2 đất tại xã Tân Triều để cải tạo, nâng cấp đường xã Tân Triều, UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, khi tiến hành xác minh thực trạng khu đất, các hộ dân ở đây không phối hợp, không kê khai với tổ công tác. Mặt khác, Thông báo số 174/TB-UBND ngày 4-8-2009 của UBND huyện Thanh Trì về việc thu hồi đất để xây dựng khu TĐC và bảng tổng hợp phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất số 833/UB-GPMB ngày 29-9-2010 xác định toàn bộ diện tích này là đất nông nghiệp, song theo bản đồ hiện trạng do Xí nghiệp Đo đạc bản đồ số 1 lập tháng 4-2008 và báo cáo kinh tế kỹ thuật do UBND huyện Thanh Trì phê duyệt tại Quyết định 2244/QĐ-UBND ngày 28-9-2009 thì đất tại vị trí đề nghị thu hồi là đất thổ cư. Vì sự bất nhất này nên trong quá trình rà soát hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu UBND huyện Thanh Trì phải kiểm tra hiện trạng để báo cáo thống nhất về nguồn gốc đất, loại đất. Về vấn đề này, ông Phạm Văn Tuân, Phó trưởng ban Bồi thường GPMB huyện Thanh Trì lý giải: Vì thấy khu ao ông Trưởng Tâu có nhiều công trình, nhà tạm của dân nên khi lập dự án, đơn vị tư vấn khảo sát đã xác định là đất thổ cư. Đến nay, UBND xã Tân Triều và Hội đồng GPMB huyện đã thẩm định lại và khẳng định nguồn gốc đất tại khu vực xây dựng dự án TĐC nói trên là đất nông nghiệp do UBND xã quản lý. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đang thẩm tra, hoàn tất thủ tục trình UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi đất, sau khi có quyết định này UBND huyện sẽ triển khai ngay công tác GPMB.
Như vậy, nguyên nhân của sự chậm trễ này do các cơ quan quản lý nhà nước thiếu chuẩn xác khi lập dự án đầu tư. Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố quan tâm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để dự án Xây dựng khu TĐC dự án cải tạo, nâng cấp đường xã Tân Triều sớm được triển khai, nhằm ổn định cuộc sống người dân.
Thiện Mỹ
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, khi tiến hành xác minh thực trạng khu đất, các hộ dân ở đây không phối hợp, không kê khai với tổ công tác. Mặt khác, Thông báo số 174/TB-UBND ngày 4-8-2009 của UBND huyện Thanh Trì về việc thu hồi đất để xây dựng khu TĐC và bảng tổng hợp phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất số 833/UB-GPMB ngày 29-9-2010 xác định toàn bộ diện tích này là đất nông nghiệp, song theo bản đồ hiện trạng do Xí nghiệp Đo đạc bản đồ số 1 lập tháng 4-2008 và báo cáo kinh tế kỹ thuật do UBND huyện Thanh Trì phê duyệt tại Quyết định 2244/QĐ-UBND ngày 28-9-2009 thì đất tại vị trí đề nghị thu hồi là đất thổ cư. Vì sự bất nhất này nên trong quá trình rà soát hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu UBND huyện Thanh Trì phải kiểm tra hiện trạng để báo cáo thống nhất về nguồn gốc đất, loại đất. Về vấn đề này, ông Phạm Văn Tuân, Phó trưởng ban Bồi thường GPMB huyện Thanh Trì lý giải: Vì thấy khu ao ông Trưởng Tâu có nhiều công trình, nhà tạm của dân nên khi lập dự án, đơn vị tư vấn khảo sát đã xác định là đất thổ cư. Đến nay, UBND xã Tân Triều và Hội đồng GPMB huyện đã thẩm định lại và khẳng định nguồn gốc đất tại khu vực xây dựng dự án TĐC nói trên là đất nông nghiệp do UBND xã quản lý. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đang thẩm tra, hoàn tất thủ tục trình UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi đất, sau khi có quyết định này UBND huyện sẽ triển khai ngay công tác GPMB.
Như vậy, nguyên nhân của sự chậm trễ này do các cơ quan quản lý nhà nước thiếu chuẩn xác khi lập dự án đầu tư. Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố quan tâm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để dự án Xây dựng khu TĐC dự án cải tạo, nâng cấp đường xã Tân Triều sớm được triển khai, nhằm ổn định cuộc sống người dân.
Thiện Mỹ
UBND xã Tân Triều: Vô cảm với nỗi đau của người dân
Phóng sự điều tra 17/09/2011 10:13:00 PM
UBND xã Tân Triều: Vô cảm với nỗi đau của người dân
Thu hồi đất của các hộ khai hoang giao tái định cư cho các hộ khai hoang. Cùng một nguồn gốc đất nhưng hộ bị thu hộ không. UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi đất nông nghiệp nhưng xã Tân Triều lại thu đất công. Với hàng loạt những sai phạm bị bỏ qua như vạy khiến dư luận hết sức bất bình..
Người dân khu ao trưởng tâu lo lắng vì sẽ ra đường
Trao đổi với PV, chị Phạm Thị Vân chia sẻ: Gia đình tôi ra khu ao Trưởng Tâu khai hoang từ năm 1990 tới nay đã được hơn 10 năm. Năm 1997, gia đình tôi xây nhà để sinh sống ổn định. Hơn chục năm sinh sống ổn định ở đây gia đình tôi có nhận được bất kỳ thông báo nào của UBND xã Tân Triều về việc khu ao này thuộc đất công do UBND xã quản lý. Hơn nữa, manh đất khai hoang này lại là chỗ ở duy nhất của 7 nhân khẩu. Từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất, các con tôi mấy đứa học hành chểnh mảng chúng lo không biết ra đường ở đâu.
Có cùng hoàn cảnh với gia đình chị Vân, gia đình chị Nguyễn Thị Tự và anh Trần Đình Mùi khẳng định: Mẹ chị là bà Nguyễn Thị Mắn được UBND xã Tân Triều cấp cho đất ở từ năm 1972. Gia đình chị có 7 anh chị em 4 trai, 3 gái. Trong 7 anh chị em thì bố mẹ tôi đã chia hết cho các anh chị đất ở. Còn vợ chồng tôi do xây dựng gia đình muộn nên mãi tới năm 1987, vợ chồng tôi cũng san lấp một phần đất rất nhỏ tại khu Trưởng Tâu để ổn định sinh sống. Suốt từ năm 1995 tới nay, vợ chồng tôi liên tiếp làm đơn xin được chuyển mục đích sử dụng đất liền kề thành đất ở, tuy nhiên không một lần nào đơn của vợ chồng tôi được tiếp nhận. Đây là mảnh đất duy nhất mà hai vợ chồng tôi có.
Cũng theo chị Tự cho biết thêm không những gia đình hoang mang về chuyện bị thu hồi ngay cả chuyện ra thông báo hỗ trợ đền bù quá rẻ mạt. Theo chị tự mỗi mét vuông đất mà theo như lời UBND xã tân Triều thông báo đền bù không quá 33.000VNĐ. Chị Tự cũng e ngại nếu bây giờ UBND xã thu hồi thì vợ chồng tôi sẽ biết đi đâu?!
các con chị vân đang lo lắng bị thu hồi nhà đất sẽ ở đâu?
Theo điều tra của phóng viên thì trong số 43 hộ dân đang sinh sống ổn định hơn 20 năm nay trên chính mảnh đất họ tự khai hoang được tại khu ao Trưởng Tâu, xóm Lẻ, xã Tân Triều, Thanh Trì. Cuối năm 2009, UBND xã Tân Triều ra quyết định thu hồi khu đất để phục vụ cho công việc tái định cư cho các hộ dân tại đường Chiến Thắng. Điều đáng nói, trong số 43 hộ dân tại khu ao Trưởng Tâu chỉ có 27 hộ nhận quyết định thu hồi đất, những hộ còn lại không hiểu lý do gì lại được UBND xã “ưu ái” không thu hồi đất.
Cũng liên quan tới việc thu hồi ao Trưởng Tâu để phục vụ cho việc tái định cư của các hộ dân ở đường Chiến Thắng. Ngày 5/5/2011, UBND TP Hà Nội đã có QĐ số 2032/QĐ-UBND để thu hồi 2.744m² đất nông nghiệp tại xã Tân Triều, giao cho UBND huyện Thanh Trì để thực hiện việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở khu đất TĐC cấp cho các hộ dân.
Một điều dễ nhận thấy, ao Trưởng Tâu không phải là đất nông nghiệp mà theo QDD2032/QĐ-UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo thu hồi. Việc UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo thu hồi đất nông nghiệp nhưng không hiểu vì sao, lãnh đạo xã Tân Triều là lập tờ trình thu đất ao Trưởng Tâu. Phải chăng có chuyện mờ ám trong việc thu hồi đất.
Cùng một nguồn gốc đất, nhưng hộ bị thu hộ không khiến dư luận hết sức bất bình. Theo tài liệu mà PV điều tra thu thập được thì nhiều hộ dân không những được “đặc ân” không thu hồi đất mà còn xây nhà kiên cố, biệt thự và thậm chí được cấp sổ đỏ…
Trong rất nhiều lần làm việc với đại diện UBND xã Tân Triều, nhóm PV yêu cầu được cung cấp thông tin của các hộ dân ở đường Chiến Thắng được tái định cư (TĐC) tại khu ao Trưởng Tâu, hồ sơ nguồn gốc đất ao Trưởng Tâu và danh sách đền bù hộ gia đình ông Triệu Đình Hậu, em trai một đồng chí lãnh đạo huyện Thanh Trì, hồ sơ giao đất cho hộ ông Triệu Quang Nhị… Tuy nhiên, không một lần nào đại diện UBND xã Tân Triều cung cấp thông tin. Chủ tịch lẫn phó chủ tịch đều đùn đẩy cho cán bộ địa chính, cán bộ địa chính thì chốn chui chốn lủi…không cung cấp!
Trong buổi làm việc với nhóm PV, ông Triệu Đình Tâm, Phó Chủ tịch xã Tân Triều khẳng định khu đất ao Trưởng Tâu là đất công chứ không phải đất nông nghiệp.
Cùng thuộc một nguồn gốc đất tại ao Trưởng Tâu có tới 43 hộ nhưng chỉ có 23 hộ bị thu hồi, còn trên 10 hộ dân không bị thu hồi và thậm chí có hộ còn có sổ đỏ, xây nhà biệt thự. Đơn cử là trường hợp hộ ông Triệu Quang Nhị. Về trường hợp hộ gia đình ông Triệu Quang Nhị xây biệt thự trên đất công, ông Tâm lý giải vào khoảng năm 1985-1986, ( 3 đời chủ tịch trước đã giao đất cho hộ gia đình ông Nhị thuê để ở). Mảnh đất hộ ông Triệu Quang Nhị là đất công do xã quản lý nhưng do đời chủ tịch trước đã giao cho nên biết là sai nhưng chúng tôi không thể thu hồi vì vẫn phải tôn trọng” các đời chủ tịch trước để lại.
Để biện hộ cho sự yếu kém về quản lý đất đái của lãnh đạo xã Tân Triều, ông Tâm cho biết thêm không chỉ hộ gia đình ông Nhị và còn một số hộ thuộc đất khai hoang ở khu ao Trưởng Tâu còn được cấp sổ đỏ mà bản thân chúng tôi ở xã không hề biết( !?)
Ông Tâm cũng cho rằng để xảy ra tình trạng lộn xộn như hiện nay là do một phần yếu kém của cán bộ địa chính xã còn non yếu về nghiệp vụ.
Trả lời câu hỏi của PV liên quan tới 13 ao, chuôm thuộc diện đất nông nghiệp với tổng diện tích lên tới trên 40 nghìn m2 nhưng hiện đã gần như không còn tồn tại. Theo ghi nhận của PV thì 13 ao chuôm này gần như đã được thay thế bằng nhà kiên cố, biệt thự, nhà hàng…
Ông Tâm cho biết thêm, trong tổng số 13 ao mà PV yêu cầu cung cấp thông tin thì có một vài ao đã được Lãnh đạo UBND xã xin chuyển đổi làm khu vui chơi giải trí…số còn lại bản thân tôi không hề nắm được. Lý do mà ông Tâm đưa ra là ông là phó chủ tịch phụ trách văn hóa.
13 ao chuôm đã bị lãnh đạo xã "hô biến" mất
Chỉ với vài trường hợp như trên cũng đủ cho thấy những sai phạm về quản lý đất đai là rất rõ ràng. UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 2032/QĐ/UBND thành phố ngày 05/5/2011 thu hồi 2744m2 đất nông nghiệp tại xã Tân Triều nhưng không hiểu vì lý do gì xã Tân Triều lại thu hồi đất công( ao Trưởng Tâu). Dư luận đặt câu hỏi, có khuất tất trong việc thu hồi đất hay không? Đáng ngạc nhiên, lãnh đạo xã còn thản nhiên thừa nhận sự yếu kém của mình?!
Chẳng lẽ chính quyền xã khóa trước làm sai thì khóa này mặc kệ những cái sai đó tiếp tục tồn tại? Trách nhiệm của chính quyền ở đâu mà ông “quan xã” này lại trả lời vô trách nhiệm như vậy?
Trong quá trình tác nghiệp, PV báo còn phát hiện rất nhiều sai phạm mà UBND xã Tân Triều “ỉm đi”, báo sẽ tiếp tục thông tin cho bạn đọc
Theo Congluan
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm tra việc thu hồi đất Tân Triều!
Phóng sự điều tra 19/09/2011 10:23:00 PM
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm tra việc thu hồi đất Tân Triều!
Báo điện tử Công luận có bài phản ánh về việc UBND xã Tân Triều có nhiều biểu hiện làm trái với pháp luật trong việc thu hồi đất, UBND TP.Hà Nội đã chính thức có công văn phản hồi báo.
> Xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội: “Tiền hậu bất nhất trong việc thu hồi đất”!
> Xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội: “Tiền hậu bất nhất trong việc thu hồi đất”!
Báo điện tử Công luận.vn đã phản ánh về việc việc thu hồi đất tại ao Trưởng Tâu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội có nhiều biểu hiện làm trái với pháp luật gây thiệt hại phạm nghiêm trọng cho hàng chục hộ dân. Ngày 1/9, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND thành Phố Hà Nội đã chỉ đạo giao cho UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo lên UBND thành Phố Hà Nội. Thế nhưng, cho tới thời điểm này vụ việc vẫn lình xình, mặc dù sai phạm đã rõ…
Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan tới việc chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, nhóm PV đã nhiều lần liên hệ để làm việc với UBND huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần liêc lạc, cái mà PV nhận được từ Chánh văn phòng huyện là chúng tôi sẽ báo cáo tới cấp trên và sẽ liên lạc với phóng viên.
Điều đáng ngạc nhiên hơn khi Công văn của mới nhất ra ngày 1/9/2011 của UBND thành Phố Hà Nội gửi tới báo Công luận đã giao cho UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền về việc báo phản ánh thì không hiểu vì lý do gì xã Tân Triều lại liên tiếp “ép” dân kí vào văn bản để nhận đền bù. Nghiêm trọng hơn, UBND xã Tân Triều còn tự “vẽ’ ra dự án TĐC cho các hộ dân tại ao Trưởng Tâu.
Vì sao trong công văn chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội còn chưa ráo mực thì UBND xã Tân Triều lại “sốt sắng’ quá mức trong việc thu hồi đất tại ao Trưởng Tâu?
Công văn của UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Thanh Trì kiểm tra theo báo phản ánh.
Được biết, trước đó, 43 hộ dân đang sinh sống ổn định tại ao Trưởng Tâu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội thì cuối năm 2009, 43 hộ dân này nhận được thông báo của UBND xã Tân Triều sẽ thu hồi khu đất ao Trưởng Tâu để thực hiện dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở tại xã Tân Triều và thực hiện TĐC cho các hộ dân tại đường Chiến Thắng.
Điều đáng nói, trong số 43 hộ dân đang sử dụng đất tại khu ao Trưởng Tâu chỉ có 27 hộ nhận quyết định thu hồi đất, những hộ còn lại được UBND xã “ưu ái” không ra thông báo thu hồi đất.
Xét thất, tại các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang sẽ được cấp Giấy CNQSD đất nếu đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, không có tranh chấp, sử dụng đất có hiệu quả thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật Đất đai.
Về nghĩa vụ tài chính thì theo quy định tại NĐ 84/2007, nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993, hiện có nhà ở, được xác nhận là đất không có tranh chấp thì thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất…
Trước đó, báo Công luận đã phản ánh thì 43 hộ dân sống tại ao Trưởng Tâu phần lớn đã sử dụng đất làm nhà ở và sinh sống ổn định suốt từ năm 1987 tới nay mà không hề xảy ra tranh chấp hay kiện cáo. Trong tổng số 43 hộ dân sinh sống tại ao Trưởng Tâu có hàng chục hộ không có nơi ở nào khác.
Tại công văn số 7414/UBND-TNMT ngày 1/9/2011 phản hồi báo, UBND TP. Hà Nội cho biết, UBND thành phố đã giao UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, giải quyết và báo lên UBND thành phố. Công văn do phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh ký.
Chúng tôi hoan nghênh UBND thành phố Hà Nội đã có thái độ chỉ đạo kịp thời nhằm khắc phục những sai sót trong việc chỉ đạo UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền. Người dân ở ao Trưởng Tâu rất mong ngóng có sự phản hồi, làm rõ những ý kiến từ cơ quan báo chí. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, việc thu hồi đất ao Trưởng Tâu để thực hiện dự án TĐC và nâng cấp hạ tầng tại xã Tân Triều phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu có sai sót cũng cần phải sửa chữa trên cơ sở đúng quy trình, đúng pháp luật. Trong vụ việc cụ thể trên đây, giải pháp tốt nhất là thay vì lại tiếp tục phải đẻ ra thêm một dự án tái định cư cho các hộ dân sinh sống tại khu ao Trưởng Tâu (vì họ nay không có chỗ ở nào khác), đề nghị UBND TP Hà Nội đáp ứng nguyện vọng được hợp thức hóa diện tích đất của các hộ đang sử dụng tại ao Trưởng Tâu thay vì ra quyết định thu hồi.
Việc hợp thức hóa cho các hộ dân ở đây sẽ đạt được nhiều mục đích. Thứ nhất, nhiều hộ dân sẽ được an cư, yên tâm làm ăn vì hiện nay họ không có chỗ ở nào khác. Thứ hai, không phải di chuyển hay phá dỡ các công trình xây dựng, do đó sẽ tránh được sự lãng phí của cải không cần thiết cho xã hội. Thứ ba, Nhà nước sẽ thu được một khoản kinh phí từ việc nộp tiền sử dụng đất của các hộ dân.
Có như vậy mới giải quyết được tận gốc những đơn thư kéo dài của đông đảo bà con nhằm bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương và sự công bằng của pháp luật đối với mỗi công dân.
Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan tới việc chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, nhóm PV đã nhiều lần liên hệ để làm việc với UBND huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần liêc lạc, cái mà PV nhận được từ Chánh văn phòng huyện là chúng tôi sẽ báo cáo tới cấp trên và sẽ liên lạc với phóng viên.
Điều đáng ngạc nhiên hơn khi Công văn của mới nhất ra ngày 1/9/2011 của UBND thành Phố Hà Nội gửi tới báo Công luận đã giao cho UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền về việc báo phản ánh thì không hiểu vì lý do gì xã Tân Triều lại liên tiếp “ép” dân kí vào văn bản để nhận đền bù. Nghiêm trọng hơn, UBND xã Tân Triều còn tự “vẽ’ ra dự án TĐC cho các hộ dân tại ao Trưởng Tâu.
Vì sao trong công văn chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội còn chưa ráo mực thì UBND xã Tân Triều lại “sốt sắng’ quá mức trong việc thu hồi đất tại ao Trưởng Tâu?
Công văn của UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Thanh Trì kiểm tra theo báo phản ánh.
Điều đáng nói, trong số 43 hộ dân đang sử dụng đất tại khu ao Trưởng Tâu chỉ có 27 hộ nhận quyết định thu hồi đất, những hộ còn lại được UBND xã “ưu ái” không ra thông báo thu hồi đất.
Xét thất, tại các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang sẽ được cấp Giấy CNQSD đất nếu đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, không có tranh chấp, sử dụng đất có hiệu quả thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật Đất đai.
Về nghĩa vụ tài chính thì theo quy định tại NĐ 84/2007, nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993, hiện có nhà ở, được xác nhận là đất không có tranh chấp thì thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất…
Trước đó, báo Công luận đã phản ánh thì 43 hộ dân sống tại ao Trưởng Tâu phần lớn đã sử dụng đất làm nhà ở và sinh sống ổn định suốt từ năm 1987 tới nay mà không hề xảy ra tranh chấp hay kiện cáo. Trong tổng số 43 hộ dân sinh sống tại ao Trưởng Tâu có hàng chục hộ không có nơi ở nào khác.
Tại công văn số 7414/UBND-TNMT ngày 1/9/2011 phản hồi báo, UBND TP. Hà Nội cho biết, UBND thành phố đã giao UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, giải quyết và báo lên UBND thành phố. Công văn do phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh ký.
Chúng tôi hoan nghênh UBND thành phố Hà Nội đã có thái độ chỉ đạo kịp thời nhằm khắc phục những sai sót trong việc chỉ đạo UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền. Người dân ở ao Trưởng Tâu rất mong ngóng có sự phản hồi, làm rõ những ý kiến từ cơ quan báo chí. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, việc thu hồi đất ao Trưởng Tâu để thực hiện dự án TĐC và nâng cấp hạ tầng tại xã Tân Triều phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu có sai sót cũng cần phải sửa chữa trên cơ sở đúng quy trình, đúng pháp luật. Trong vụ việc cụ thể trên đây, giải pháp tốt nhất là thay vì lại tiếp tục phải đẻ ra thêm một dự án tái định cư cho các hộ dân sinh sống tại khu ao Trưởng Tâu (vì họ nay không có chỗ ở nào khác), đề nghị UBND TP Hà Nội đáp ứng nguyện vọng được hợp thức hóa diện tích đất của các hộ đang sử dụng tại ao Trưởng Tâu thay vì ra quyết định thu hồi.
Việc hợp thức hóa cho các hộ dân ở đây sẽ đạt được nhiều mục đích. Thứ nhất, nhiều hộ dân sẽ được an cư, yên tâm làm ăn vì hiện nay họ không có chỗ ở nào khác. Thứ hai, không phải di chuyển hay phá dỡ các công trình xây dựng, do đó sẽ tránh được sự lãng phí của cải không cần thiết cho xã hội. Thứ ba, Nhà nước sẽ thu được một khoản kinh phí từ việc nộp tiền sử dụng đất của các hộ dân.
Có như vậy mới giải quyết được tận gốc những đơn thư kéo dài của đông đảo bà con nhằm bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương và sự công bằng của pháp luật đối với mỗi công dân.
Xã Tân Triều - Chủ tịch UBND xã Tân Triều nói dối?
Xã Tân Triều - Chủ tịch UBND xã Tân Triều nói dối?
Được đăng bởi Hoàng Đăng Vịnh
Xã Tân Triều - Chủ tịch UBND xã Tân Triều nói dối?Báo NNVN nhận được đơn kiến nghị của bà Vũ Thúy Nga ở đội 7, xã Tân Triều (Thanh Trì - Hà Nội) phản ánh: “Chiều 17/5/2011, trong buổi làm việc với đông đảo nhân dân xã Tân Triều trả lời một số việc liên quan đến hai bài báo đăng trên NNVN về việc giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, ông Nguyễn Duy Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tân Triều đã trả lời trước dân: Tôi đã gặp Tổng biên tập báo NNVN và ông Tổng biên tập xin lỗi, nói sẽ đính chính”.
Bà Vũ Thúy Nga cung cấp tài liệu và khẳng định ông Nguyễn Duy Tuấn nói sai sự thật với dân
>> Khiếu kiện của người dân Tân Triều cần sớm giải quyếtNay, báo NNVN trả lời bà Vũ Thị Nga và người dân xã Tân Triều như sau: Ngày 25/2, NNVN có bài viết “Khiếu kiện của nhân dân Tân Triều cần được giải quyết sớm” phản ánh việc người dân xã Tân Triều khiếu kiện kéo dài liên quan đến việc thu hồi đất 5% của dân rồi biến thành đất công đem bán cho dự án. Sau khi báo đăng, tòa soạn nhận được thư cảm ơn cùng hồ sơ, tài liệu của nhân dân xã Tân Triều. Ngày 1/4, NNVN tiếp tục có bài viết thứ hai khẳng định “Việc người dân Tân Triều tố cáo là có cơ sở”.
Bài báo thứ hai đăng không lâu, đoàn cán bộ xã Tân Triều do ông Bí thư Đảng ủy dẫn đầu trực tiếp đến trụ sở báo NNVN làm việc và có đơn phúc đáp những vấn đề liên quan đến hai bài viết của báo NNVN. Lãnh đạo xã Tân Triều cũng đề nghị, do sắp đến ngày bầu cử nên HĐND nhờ báo hỗ trợ, giúp đỡ để việc bầu cử tại địa phương diễn ra tốt đẹp. Đại diện báo NNVN đã nhận đơn, các tài liệu liên quan của lãnh đạo xã Tân Triều và tuyệt đối không có chuyện thừa nhận hai bài báo nêu trên là sai và sẽ đính chính.
Nhưng theo đơn kiến nghị của bà Vũ Thúy Nga, tại buổi làm việc với đông đảo nhân dân xã Tân Triều ngày 17/5, ông Nguyễn Duy Tuấn - Chủ tịch UBND xã đã nói trước dân rằng ông đã gặp Tổng biên tập báo NNVN và ông Tổng biên tập xin lỗi và nói sẽ đính chính. Đây là thông tin sai sự thật.
Để làm rõ sự việc, phóng viên NNVN có buổi làm việc với ông Nguyễn Duy Tuấn - Chủ tịch UBND xã Tân Triều. Ông Tuấn thừa nhận, chiều ngày 17/5, ông có buổi tiếp xúc với đông đảo người dân xã Tân Triều. Trong buổi làm việc, ông Tuấn cho biết chỉ nói với người dân là: “Đã tới làm việc với Tổng biên tập báo NNVN và Tổng biên tập nói nhận và sẽ xem xét đơn phúc đáp của UBND xã Tân Triều” chứ không hề phát ngôn như trong đơn bà Vũ Thúy Nga tố cáo.
Tuy nhiên, khi trao đổi trực tiếp với chúng tôi, bà Vũ Thúy Nga một lần nữa khẳng định, tại buổi làm việc hôm đó ông Tuấn đã nói như trong đơn bà gửi NNVN. Bà Nga cho biết, sau khi ông Tuấn phát biểu, bà đã yêu cầu thư ký ghi rõ lời nói đó vào biên bản làm việc nhưng thư ký nhất định không làm. Sau đó nhiều người dân gây áp lực, thư ký mới đồng ý bổ sung thêm lời phát biểu của ông Nguyễn Duy Tuấn, nhưng lại nói tránh là: “Bài báo của báo NNVN đăng về việc giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64 của Chính phủ tại xã Tân Triều là sai”.
Để chứng minh, bà Vũ Thúy Nga đã cung cấp cho phóng viên biên bản ghi lại buổi làm việc chiều ngày 17/5 giữa UBND xã Tân Triều và người dân, có dấu đỏ của UBND xã Tân Triều do ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Vỵ ký và đóng dấu.
Qua nội dung thông tin trên, NNVN xin khẳng định: Thứ nhất, đoàn cán bộ xã Tân Triều làm việc với Trưởng ban Biên tập - Phóng viên báo NNVN chứ không gặp Tổng biên tập báo NNVN. Và càng không có chuyện Tổng biên tập báo NNVN “xin lỗi và nói sẽ đính chính”. Thứ hai, chưa khi nào đại diện báo NNVN nói rằng hai bài báo nêu trên là sai và sẽ đính chính.
Nay, báo NNVN trả lời bà Vũ Thị Nga và người dân xã Tân Triều được biết!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)