Cập nhật: 27/06/2009 - 10:58 - Nguồn: VTC.vn
Dân khổ, lãnh đạo biết sai nhưng vẫn phải làm vì cơ chế?
(VTC News) - Tháng 6 năm 2005, UBND huyện Thanh Trì ra Quyết định số 1017/QĐ-UB thu hồi 77.865 m2 đất nông nghiệp của 165 hộ dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì xây dựng cụm sản xuất làng nghề. Ngày đó các hộ dân đồng tình giao đất. Nhưng nguyên nhân do đâu trong mấy ngày qua số hộ dân trên liên tục gửi đơn thư đến báo điện tử VTC News tố cáo những việc làm sai trái của các cấp chính quyền huyện Thanh Trì?
Trong đơn gửi VTC News, các hộ dân cho rằng: Khi tiến hành lấy đất xây dựng làng nghề, các cấp chính quyền "hứa" với người mất đất, sau khi dự án hoàn thành 165 hộ dân sẽ được "ưu tiên" trong việc đấu thầu. Nhưng cuối năm 2008 vừa qua, khi việc san lấp hoàn thành, dự án được đem ra đấu thầu thì cả 165 hộ dân nộp đất thực hiện dự án làng nghề đều trượt thầu. Việc san lấp chia lô đã hoàn thành nhưng kể từ đó cả khu đất chỉ để cho cỏ mọc ngang đầu người (!?).
Điều khiến 165 hộ dân trên bức xúc là theo cam kết thì các lô đất trong làng nghề được đấu giá phải được sử dụng phù hợp với ngành nghề và không được sang nhượng. Nhưng trên thực tế, nhiều chủ trúng thầu vẫn ngấm ngầm sang nhượng với giá đất lên đến 8 triệu đồng/m2, cho dù trước đó các hộ mất đất chỉ nhận được vẻn vẹn 183.000/m2.
Chiều 23/6/2009, PV VTC News đã có buổi làm việc với UBND xã Tân Triều với mong muốn giải đáp những thắc mắc của 165 hộ dân.
Đơn kêu cứu của 165 hộ dân thuộc xã Tân Triều gửi đến Báo điện tử VTC News.
Ông Hoàng Trọng Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều, cho biết: "Trước khi đưa ra cơ chế đấu thầu, có 281 hộ dân tham gia. Sau khi chúng tôi cùng UBND huyện Thanh Trì (Chủ dự án) rà soát lại thì số người tham gia đấu thầu rút xuống 240 hộ nhưng dự án làng nghề chỉ có 80 lô đất. Về việc các hộ có đất nhưng không ai trúng thầu nguyên nhân là do họ bỏ giá thấp".
Cùng vấn đề này, phóng viên VTC News đã tiếp xúc với ông Triệu Đình Tâm, Phó Chủ tịch UBND, Chủ nhiệm UB kiểm tra Đảng xã Tân Triều.
Ông Tâm cho biết: "UBND huyện Thanh Trì đưa ra quy chế và cơ chế đấu thầu, khi đó xã thấy nhiều bất cập xã đã có ý kiến rất nhiều với huyện. Nhưng cũng chỉ là ý kiến thôi, chứ xã không phải là chủ đầu tư.
Bất cập đó tôi có thể lấy ví dụ: có 100 hộ sản xuất nhưng chỉ đáp ứng được 20 hộ, vậy 80 hộ kia phải giải quyết như thế nào? Bao nhiêu hộ sản xuất từ trong dân thì chúng tôi nắm được chứ huyện làm sao mà nắm được. Nhưng huyện lại là chủ đầu tư...”.
Ông Tâm cho biết: "UBND huyện Thanh Trì đưa ra quy chế và cơ chế đấu thầu, khi đó xã thấy nhiều bất cập xã đã có ý kiến rất nhiều với huyện. Nhưng cũng chỉ là ý kiến thôi, chứ xã không phải là chủ đầu tư.
Bất cập đó tôi có thể lấy ví dụ: có 100 hộ sản xuất nhưng chỉ đáp ứng được 20 hộ, vậy 80 hộ kia phải giải quyết như thế nào? Bao nhiêu hộ sản xuất từ trong dân thì chúng tôi nắm được chứ huyện làm sao mà nắm được. Nhưng huyện lại là chủ đầu tư...”.
- Khi lãnh đạo xã phát hiện có sự bất cập trong dự án làng nghề, xã đã đề xuất lên huyện thì UBND huyện có sự điều chỉnh nào không thưa ông?
- Về làng nghề này, lãnh đạo huyện làm việc với xã và làm việc với các doanh nghiệp của địa phương rất nhiều lần bắt đầu từ năm 2003 cho đến lúc đưa vào đấu thầu cuối năm 2008. Trong thời gian đó lãnh đạo huyện cùng xã đã họp bàn rất nhiều bởi vì mắc ở cơ chế, mà cái mắc này lại từ trên Thành phố. Chính huyện cũng có băn khoăn về dự án này. Mặc dù vậy, nhưng chúng tôi phải làm việc theo cơ chế. Trong góc độ dân phản ánh thì chúng tôi cũng chỉ căn cứ vào quy chế của huyện để mà làm thôi. Mình không phải chủ đầu tư nên không thể điều hành được.
- Về làng nghề này, lãnh đạo huyện làm việc với xã và làm việc với các doanh nghiệp của địa phương rất nhiều lần bắt đầu từ năm 2003 cho đến lúc đưa vào đấu thầu cuối năm 2008. Trong thời gian đó lãnh đạo huyện cùng xã đã họp bàn rất nhiều bởi vì mắc ở cơ chế, mà cái mắc này lại từ trên Thành phố. Chính huyện cũng có băn khoăn về dự án này. Mặc dù vậy, nhưng chúng tôi phải làm việc theo cơ chế. Trong góc độ dân phản ánh thì chúng tôi cũng chỉ căn cứ vào quy chế của huyện để mà làm thôi. Mình không phải chủ đầu tư nên không thể điều hành được.
- Đất đã được san lấp hoàn thiện rồi để cỏ mọc, làng nghề chẳng thấy, vậy nguyên nhân do đâu, thưa ông?
- Cái này lại là cơ chế, cho dù đấu thầu đã xong nhưng làng nghề muốn đi vào hoạt động thì cơ sở hạ tầng phải xong. Nhưng hiện nay điện chưa có, nước cũng không. Trước đó huyện đã gợi ý cho Hợp tác xã Nông nghiệp Triều Khúc "đăng cai" đưa điện nước đến làng nghề. Khi đưa lên bàn tính toán thì họ đắn đo thấy khó làm quá nên họ thôi...”.
Trước câu hỏi "Người dân phản ánh, những hộ gia đình mất đất thì không có đất để sản xuất, số trúng thầu thì sang nhượng với giá ngất ngưởng. Dự án vô tình lại chỉ làm giầu cho một số đối tượng, ông suy nghĩ như thế nào về những phản ánh này của người dân?", ông Tâm Thừa nhận không có cách nào để ngăn chặn.
Ông Tâm nói thêm: "Thực ra vấn đề này chúng tôi biết, chúng tôi biết trên quy luật, biết trên thông tin, biết trên dư luận. Chúng tôi cũng chỉ còn cách là không xác nhận bất kỳ một trường hợp nào sang nhượng khi đã trúng thầu. Ở đây đa phần là mua bán ngấm ngầm với nhau, cái này thì chúng tôi không quản lý được.
- Khi thu hồi đất, người dân được đền bù chỉ 183.000/m2, nay sang nhượng “ngầm” thì ông có nắm được giá chừng bao nhiêu không?
- Vài triệu, cụ thể lên đến 8 triệu/m2 nên người dân mất đất họ bức xúc!
- Xin cảm ơn ông!
Công Tâm (thực hiện)
Vụ cưỡng chế nhà dân ở Phường La Khê, Quận Hà Đông - TP Hà Nội
Trả lờiXóaPosted on 04/11/2011
Công dân Lê Hiền Đức xin gửi tới công luận, các cơ quan thông tấn, báo chí trên toàn thế giới về những oan ức, bức xúc của nhân dân Việt Nam bị “cướp đất”.
Thảm trạng của hàng trăm, hàng ngàn người từ Nam chí Bắc đổ về Thủ đô Hà Nội : Sống lang thang vất vả trên các vườn hoa, bãi cỏ, nhà trọ chật chội… để ngày ngày kéo đến phòng tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, trụ sở tiếp dân của Đảng… để nộp đơn kêu cứu, để chờ đợi được cán bộ Thanh tra ra tiếp.... vào blog : vietminhtam.blogspot.com để đọc tiếp.